Khoang tàu vũ trụ đáp xuống biển khác gì so với đáp trên đất liền?

07/05/2021 15:28 GMT+7

Bốn nhà du hành vũ trụ vừa quay về từ Trạm Không gian Quốc tế (ISS) đã mô tả cảm giác tiến nhập khí quyển Trái đất và thời điểm khoang tàu lao xuống biển, và rõ ràng đó không phải là thời khắc dễ chịu.

Khoang tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX đã mang theo phi hành đoàn quay lại Trái đất sau hơn 160 ngày trên quỹ đạo, và thực hiện cú lao xuống vùng biển ngoài khơi Florida vào rạng sáng 2.5 (giờ Mỹ). Đây cũng là cú đáp xuống biển vào ban đêm lần đầu tiên của các nhà du hành vũ trụ thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trong hơn 50 năm.
“Có thời điểm tôi phải tự nói với bản thân rằng phải thở. Hãy hít sâu vào bởi vì tôi cảm giác áp lực đè nặng lên cơ thể, giống như các nhân vật phim hoạt hình khi trải qua lực trọng trường của Trái đất và khuôn mặt của bạn bị kéo giãn xuống”, AFP dẫn lời phi hành gia người Mỹ Victor Glover, một trong các thành viên có mặt trên tàu.
Đây là sứ mệnh bình thường đầu tiên, theo đó tàu vũ trụ của hãng SpaceX đưa và đón các nhà du hành lên xuống ISS.
Sức nặng của lực trọng trường tập trung ở phần ngực, khiến con người khó thở. Thế nhưng, đó là trải nghiêm độc nhất vô nhị khi ra vào khí quyển Trái đất, ông Glover cho biết.

Phi hành gia Pháp: tên lửa SpaceX phóng lên đỡ xóc hơn tên lửa Nga

NASA đã ký hợp đồng với SpaceX để phóng tàu trên lãnh thổ Mỹ, đưa phi hành gia lên quỹ đạo, điều chưa thể làm được sau khi Mỹ chấm dứt chương trình tàu con thoi vào năm 2011.
Kể từ đó đến nay, NASA buộc phải mua chỗ trên tàu Soyuz của Nga, vốn quay về Trái đất bằng những cú đáp trên bộ.
Phi hành gia Shannon Walker cho rằng đáp trên biển có cảm giác êm hơn so với đáp trên bộ, và thời gian bung dù cũng ngắn hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.