Khi Trung Quốc vươn tay sang Ấn Độ Dương

04/03/2018 18:35 GMT+7

Cuối tháng 2, Trung Quốc gây chú ý khi điều hạm đội đến Ấn Độ Dương giữa lúc Maldives gặp bất ổn chính trị, bước đi mới nhất trong chuỗi tăng cường hoạt động quân sự ở vùng biển này trong những năm qua.

Tính từ năm 2013, ít nhất 7 lượt tàu ngầm Trung Quốc đã bị Mỹ hoặc Ấn Độ xác định hiện diện ở Ấn Độ Dương. Việc Trung Quốc triển khai tàu ngầm đồng nghĩa họ đủ khả năng tấn công hạt nhân nhằm vào Ấn Độ, thậm chí phong tỏa cả đường biển của New Delhi.
Trung Quốc còn cung cấp vũ khí cho nhiều nước lân cận với Ấn Độ, điển hình như thương vụ bán 8 tàu ngầm cho Pakistan hay thỏa thuận bán 2 tàu ngầm cho Bangladesh. Trong đó, do Ấn Độ và Pakistan thường xuyên xung đột nên việc Islamabad sở hữu tàu ngầm sẽ gây không ít phiền toái cho New Delhi.
Sở dĩ Bắc Kinh muốn vươn tay sang Ấn Độ Dương là bởi sự phụ thuộc rất nhiều vào vùng biển này với hải trình kết nối tiếp qua eo biển Malacca rồi Biển Đông để các tàu hàng, tàu chiến từ khu vực Ả Rập, châu Âu về Trung Quốc.
Trước đây, Trung Quốc chưa thể phô diễn sức mạnh tại đây, nhưng nay đã khác. Từ năm 2000 - 2016, Bắc Kinh bổ sung thêm đến 43 tàu ngầm nên có thể triển khai lực lượng sang Ấn Độ Dương.
Trong bối cảnh như thế, hợp tác an ninh Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Úc cùng một số nước khác sẽ góp phần hạn chế những hành động đáng quan ngại trong khu vực.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.