Khi giá dầu lao đao theo dịch bệnh

07/03/2020 10:34 GMT+7

Hôm qua, Bloomberg thông tin các thành viên thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu (OPEC) đang tìm cách hợp tác cùng với Nga để tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm sản lượng khai thác, nhằm giữ giá dầu ở mức cao hơn.

Suốt vài năm qua, OPEC cùng với Nga liên tục theo đuổi cách chức cắt giảm sản lượng khai thác để “giảm cung giữ giá” trong bối cảnh giá dầu có chiều hướng đi xuống.
Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, nỗ lực trên vẫn không được như ý, bởi tình hình dịch Covid-19 lan rộng khiến kinh tế thế giới ảm đạm, hoạt động sản xuất bị cắt giảm nhiều nơi, đặc biệt ở Trung Quốc - vốn được xem là “công xưởng của thế giới” - thì việc cắt giảm sản xuất đang rất nghiêm trọng. Thêm vào đó, việc đi lại cũng bị hạn chế đáng kể, nên nhu cầu năng lượng đã giảm sâu.

OPEC đề xuất giảm sản lượng dầu kỷ lục tính từ sau khủng hoảng kinh tế 2008

Theo đà này, giá dầu đã giảm mạnh. Đến hôm qua, giá dầu WTI còn 45,91 USD/thùng (giảm gần 25% so với mức 61,06 USD/thùng vào đầu tháng 1), giá dầu Brent còn 49,91 USD/thùng (giảm khoảng 25% so với mức 66,25 USD/thùng của đầu tháng 1).
Với mức giá giảm sâu như thế, việc tiếp tục bán dầu có thể không đủ bù chi phí khai thác của nhiều nước. Mà tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp khiến hoạt động sản xuất khó có thể sớm phục hồi trong ngắn hạn. Cứ như vậy, nguồn thu của nhiều nước sẽ giảm mạnh, nhất là những quốc gia phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu mỏ như Ả Rập Xê Út, Nga... Điều này tạo ra tác động khiến kinh tế nhiều nước trở nên bi đát, chứ chẳng phải chỉ riêng các nước đang có dịch bệnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.