IPBF 2020: Bơm nội lực kinh tế cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

27/10/2020 13:00 GMT+7

Diễn đàn Thương mại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPBF 2020) có sự tham dự của các đại diện chính phủ, giới lãnh đạo kinh tế, nhằm hoạch định chiến lược cho khu vực đóng vai trò đầu tàu thời hậu Covid-19 .

IPBF 2020, diễn ra trực tuyến tại Hà Nội từ ngày 28-29.10, là diễn đàn do Cơ quan Thương mại và Phát triển Mỹ (USTDA) đồng tổ chức với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cùng các cơ quan khác thuộc chính phủ Mỹ.

Động lực phục hồi kinh tế hậu Covid-19

Trong lúc thế giới đang tìm cách khôi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific) được kỳ vọng là “động cơ” chủ lực cho cỗ máy kinh tế toàn cầu.
Các chủ đề trong diễn đàn năm nay bao gồm năng lượng và cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật số, kết nối thị trường, cơ hội hồi phục kinh tế sau Covid-19.
Trong IPBF 2020, USTDA dự kiến sẽ chốt lại những cam kết mới và công bố một loạt các sáng kiến mới nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế giữa Mỹ và khu vực Indo-Pacific.
Những dự án này trải rộng khắp các lĩnh vực năng lượng, chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin và viễn thông, giao thông vận tải tại 8 nước của khu vực.
Cụ thể, sự kiện năm nay nhấn mạnh vào các dự án đang được triển khai tại khu vực, trong số các sáng kiến nổi bật có Quan hệ đối tác Kết nối Kỹ thuật số và An ninh mạng (DCCP), Mạng Cơ sở hạ tầng giao dịch và hỗ trợ (ITAN) và Tăng cường Phát triển và Tăng trưởng thông qua Sáng kiến Năng lượng (Asia EDGE).
Đây là năm thứ ba diễn đàn được tổ chức. Diễn đàn Thương mại Indo-Pacific (IPBF) được khởi động từ năm 2018, nhằm thúc đẩy sự hợp tác về thương mại, đầu tư và kinh tế xuyên suốt khu vực.

Hợp tác ngày càng sâu rộng

Kể từ Diễn đàn Thương mại Indo-Pacific (IPBF) đầu tiên diễn ra vào tháng 7.2018 đến nay, tổng cộng giá trị nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Mỹ đổ vào khu vực là 37,6 tỉ USD.
Chỉ tính riêng năm 2019, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 1.890 tỉ USD. Sản lượng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ từ Indo-Pacific chiếm 28,2% trong tổng giá trị xuất khẩu cùng năm, trong khi 37,9% trên tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ đến từ khu vực.
Mỹ hiện cũng là nguồn vốn FDI lớn nhất tại Indo-Pacific, với tổng đầu tư của Mỹ vào các quốc gia ASEAN chiếm 338 tỉ USD trong năm, cao hơn cả FDI đổ vào Trung Quốc và Nhật Bản gộp lại.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.