Hội nhập kinh tế: Tiềm năng của 'tay chơi' mới

15/05/2018 11:00 GMT+7

Mới đây, Bloomberg đăng bài bình luận về khả năng kinh tế CHDCND Triều Tiên sẽ phát triển mạnh mẽ nếu tiến trình đàm phán với Mỹ diễn tiến thuận lợi.

Một trong những lý do nổi bật là cam kết viện trợ tài chính từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhờ vậy, nền kinh tế Triều Tiên có thể mở rộng quan hệ đối tác chứ không còn phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc như lâu nay. Từ ngày nắm giữ vị trí lãnh đạo, ông Kim Jong-un cũng được nhiều chuyên gia đánh giá cao về mặt điều hành một số quyết sách kinh tế, thể hiện được tầm nhìn mới.
Qua kế hoạch hỗ trợ, Hàn Quốc có thể thúc đẩy nhiều tập đoàn tầm cỡ như Samsung, LG… đưa cơ sở sản xuất quy mô lớn từ các nước khác về Triều Tiên. Đây là phương thức được nhiều chuyên gia dự báo, bởi Seoul có thể hỗ trợ Bình Nhưỡng cả về công nghệ, tài chính lẫn công ăn việc làm. Thực tế, Triều Tiên cũng đang sở hữu nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đất hiếm, vốn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực hàng điện tử mà nhiều tập đoàn lớn của miền Nam đang tập trung nguồn lực.
Chính vì thế, nếu quá trình đàm phán giữa Bình Nhưỡng với Washington diễn ra thuận lợi, Triều Tiên sẽ có điều kiện bứt phá và thu hút nguồn lực đầu tư từ nhiều phía. Khi đó, nước này chắc chắn sẽ có thể cạnh tranh với nhiều nền kinh tế đang lên khác tại châu Á.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.