Hoàng hậu Jordan ‘đập’ tạp chí Charlie Hebdo

18/01/2016 14:20 GMT+7

Sau vụ tạp chí Charlie Hebdo đăng tranh biếm họa “dự đoán” cậu bé di dân Alan nếu không chết sẽ trở thành một kẻ tấn công tình dục (?), hoàng hậu Rania của Jordan vào cuộc bằng một tranh minh họa khác về Alan.

Sau vụ tạp chí Charlie Hebdo đăng tranh biếm họa “dự đoán” cậu bé di dân Alan nếu không chết sẽ trở thành một kẻ tấn công tình dục (?), hoàng hậu Rania của Jordan vào cuộc bằng một tranh minh họa khác về Alan.

Tranh minh họa trên Facebook của hoàng hậu Rania về cậu bé di dân Syria - Ảnh FacebookTranh minh họa trên Facebook của hoàng hậu Rania về cậu bé di dân Syria - Ảnh Facebook
“Aylan bé bỏng nếu lớn lên thì sẽ ra sao nhỉ?” – bức tranh minh họa của hoàng hậu Rania cũng có câu hỏi tương tự như bức biếm họa gây sốc của Charlie Hebdo. Nhưng nội dung bức tranh thì khác: Alan trở thành một bác sĩ. (Aylan là cái tên đầu tiên được dùng với cậu bé trên báo chí, nhưng sau đó bố cậu bé đã đính chính lại tên chính xác là Alan).
Bức tranh của hoàng hậu Rania – với lời bình bằng cả tiếng Anh, Pháp và Ả Rập được đăng tải trên trang Facebook và Twitter của hoàng hậu. Kèm theo bức tranh, hoàng hậu ghi: “Aylan lẽ ra đã có thể trở thành một bác sĩ, một thầy giáo, một người cha đáng kính”.
Rất nhanh chóng, thông điệp của hoàng hậu Rania lan nhanh trên mạng. Một cư dân mạng tên Leah Russell lên Facebook gọi bức tranh của hoàng hậu Rania “là một phản ứng đẹp trước hành động mù quáng đáng ghét” của tạp chí Charlie Hebdo.
Báo Jordan Times ngày 17.1 đưa tin, bức tranh minh họa kể trên do họa sĩ chuyên vẽ tranh đả kích Osama Hajjaj vẽ giúp hoàng hậu.
Bức biếm họa đầy tranh cãi của tạp chí  Charlie HebdoBức biếm họa đầy tranh cãi của tạp chí  Charlie Hebdo

Trước đó, tạp chí Charlie Hebdo đã vẽ cảnh 2 gã đàn ông rượt theo phụ nữ, xa xa là cảnh cảnh cậu bé 3 tuổi người Syria nằm chết trên bãi biển. Charlie Hebdo chú thích: “Aylan bé bỏng nếu lớn lên thì sẽ ra sao nhỉ? Một kẻ sờ soạng ở Đức”. Bức biếm họa ra đời sau bối cảnh xảy ra hàng loạt vụ tấn công tình dục, cướp bóc ở Đức trong ngày đầu năm, trong đó nhiều người nhập cư bị tố cáo là thủ phạm.
Bức biếm họa này của Charlie Hebdo đã gây làn sóng chỉ trích khắp thế giới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.