Gạch sinh học làm từ nước tiểu

Bảo Vinh
Bảo Vinh
27/10/2018 19:32 GMT+7

Theo tờ The Guardian, một nhóm sinh viên thuộc Đại học Cape Town, Nam Phi đã chế tạo thành công loại gạch làm từ nước tiểu đầu tiên trên thế giới (ảnh).

Các nhà nghiên cứu trẻ đã trộn cát mịn, nước tiểu và một loại vi khuẩn tiết ra enzyme urease để phân hủy u rê trong nước tiểu, tạo ra chất canxi carbonate (CaCO3) giúp kết dính các hạt cát với nhau. Khác với gạch thông thường cần được nung ở nhiệt độ 1.4000C và thường sản sinh khí CO2 gây ô nhiễm môi trường, gạch sinh học có thể được chế tạo trong nhiệt độ phòng nhưng vẫn có được độ chắc chắn.
Để làm ra một viên gạch sinh học cần khoảng 25 - 30 lít nước tiểu. Kỹ sư Vukheta Mukhari, người thẩm định nghiên cứu của nhóm sinh viên, cho rằng đây có thể là nền tảng để tạo ra các loại vật liệu xây dựng mới giá rẻ và thân thiện với môi trường.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.