Đột phá trồng cây lương thực ở sa mạc

11/09/2021 18:41 GMT+7

Một công ty Mỹ đang nghiên cứu phát triển nhà kính để trồng cây nông nghiệp tại các sa mạc trên Trái đất lẫn trong không gian.

Công ty Nanoracks, được biết đến với việc triển khai các vệ tinh nhỏ từ Trạm Không gian quốc tế (ISS), vừa thành lập công ty con StarLab Oasis ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) để xây dựng nhà kính thử nghiệm đầu tiên vào năm 2022, theo Space.com ngày 7.9.
Ngoài ra, các nhà khoa học của công ty sẽ gửi hạt giống vào không gian để gây đột biến với hy vọng tạo ra các giống cây nông nghiệp chủ lực mới, có sức sống tốt và năng suất cao hơn.
Kỹ thuật này được gọi là gây đột biến trong không gian và đã được sử dụng thành công ở Trung Quốc trong hơn 3 thập niên. Hiện tại, Trung Quốc được cho là là nước duy nhất trên thế giới triển khai chương trình nhân giống trong không gian, mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
Những tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu có thể làm cho ngày càng nhiều đất canh tác trên thế giới dễ bị ảnh hưởng hơn bởi thời tiết khó lường. Đồng thời, các cơ quan vũ trụ toàn cầu đang tìm kiếm công nghệ cho phép trồng lương thực bền vững ở những nơi khắc nghiệt hơn nhiều so với Trái đất như mặt trăng, sao Hỏa hoặc các thiên thể khác có nhiệt độ lạnh giá, không có khí quyển và có ít nước.
StarLab Oasis muốn khai thác và thương mại hóa công nghệ này để giúp các quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lương thực có thể tự cung tự cấp.

Tò mò về cuộc sống trên sao Hỏa? Hãy đến sa mạc Gobi

Ông Allen Herbert, Tổng giám đốc StarLab Oasis, kỳ vọng rằng nhờ vào công nghệ của công ty sẽ giúp trồng lương thực hiệu quả hơn trên các sa mạc và trong không gian nhờ nguồn năng lượng sẵn có.
Ngoài ra, Nanoracks hiện cũng đang nghiên cứu công nghệ để có thể biến các tầng tên lửa đã qua sử dụng thành các trạm không gian nhỏ. Ông Herbert cho biết những trạm không gian này có thể sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2024 và rất có thể một vài trong số chúng sẽ hoạt động như là nhà kính trong không gian.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.