Điểm mặt 'những tay chơi máu mặt' liên quan đến đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ

16/07/2016 14:25 GMT+7

Thông tin về cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Dưới đây là danh sách các "tay chơi máu mặt" có thể là "đạo diễn", liên quan hoặc có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới cuộc đảo chính đẫm máu.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từng nhiều lần can thiệp vào chính trường quốc gia, bao gồm 3 cuộc đảo chính kể từ năm 1960, lần gần nhất là vào 1997 theo báo New York Times ngày 15.7. Quân đội đã từng lật đổ thành công một thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đây, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thường có khuynh hướng chống lại sự can thiệp ở nước ngoài. Không rõ quan điểm của các tướng lĩnh quân đội hiện nay - nhiều người là do chính Tổng thống Tayyip Erdogan bổ nhiệm - trước việc can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.
Tổng thống Tayyip Erdogan
Tổng thống Erdogan là người Hồi giáo và theo chủ nghĩa dân túy. Ông là chính trị gia nổi trội trên chính trường Thổ Nhĩ Kỳ suốt hơn một thập niên qua. Ông bước vào dinh tổng thống với lời hứa cải cách kinh tế và giúp thành phần nông thôn có tiếng nói lớn hơn.
Ông Erdogan (đeo cà vạt) trong vòng vây của người ủng hộ khi quay trở về Ankara sáng 16.7 Reuters
Thời gian vừa qua, Tổng thống Erdogan mạnh tay trấn áp các cuộc biểu tình, kiểm soát báo giới và tuyên chiến với lực lượng nổi dậy người Kurd ở đông nam đất nước.
Giáo sĩ Fethullah Gulen
Ông Gulen từng là một giáo sĩ Hồi giáo có quan hệ thân thiết với Erdogan nhưng mọi chuyện đã đổi khác. Hiện Gulen sống lưu vong ở Mỹ nhưng theo dõi chặt chẽ chính trường Thổ Nhĩ Kỳ. Từ Mỹ, ông tích cực đấu tranh cho các tư tưởng Hồi giáo tự do, đưa ra các ý kiến được lan truyền rộng rãi, nhiều nhất là liên quan đến lực lượng cảnh sát và tình báo Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Erdogan gọi ông Gulen cùng những người trung thành với ông ta là khủng bố, buộc tội họ là đứng sau cuộc đảo chính. Trước đây, Tổng thống Erdogan cũng từng nhiều lần tuyên bố Gulen có âm mưu chống lại mình.
Ông Gulen bị Tổng thống Erdogan buộc tội đứng sau cuộc đảo chính. Reuters
Tuy nhiên, phong trào của Gulen thì bác bỏ mọi dính líu tới cuộc đảo chính, cùng lúc tuyên bố phản đối sự can thiệp của quân đội vào chính trường Thổ Nhĩ Kỳ.
Đảng Nhân dân Cộng hòa (PPP)
PPP là đảng đối lập chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, theo cánh tả. Giới chuyên môn chính trị cho rằng PPP có khuynh hướng xa Mỹ hơn so với Đảng Công lý và Phát triển cầm quyền. PPP luôn muốn tìm cách làm suy yếu đảng cầm quyền, nhưng đảo chính dường như không phải là điều có lợi cho PPP.
Trong các cuộc đảo chính trước đây, quân đội thường có khuynh hướng gạt hết các lãnh đạo đảng phái chính trị. Lãnh đạo PPP vừa tuyên bố phản đối đảo chính.

tin liên quan

Đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ bất thành
Âm mưu đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ thất bại vào rạng sáng ngày 16.7 (giờ địa phương) sau khi người dân đáp lời kêu gọi của Tổng thống nước này Tayyip Erdogan, xuống đường ủng hộ ông, ngăn chặn phe đảo chính.
NATO và Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh của Mỹ và là thành viên NATO từ năm 1952. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nhiều lần chỉ trích Tổng thống Erdogan là đàn áp xã hội dân sự, nhưng cùng lúc Mỹ cũng rất cần Erdogan trong vai trò là một lãnh đạo thân phương Tây trong khu vực.
Máy bay tiếp liệu KC-135R Stratotanker của không quân Mỹ đáp xuống căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ Reuters
Liên quân do Mỹ cầm đầu ở Syria và Iraq thường xuyên sử dụng căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ.
Giữa diễn biến hiện nay, Nhà Trắng đã kêu gọi "tất cả các bên ở Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ chính quyền được bầu lên một cách dân chủ".
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.