Đề cao đối trọng

25/01/2016 13:00 GMT+7

Chuyến thăm Iran của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ rất thành công về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư mà còn cả về chính trị.

Chuyến thăm Iran của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ rất thành công về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư mà còn cả về chính trị.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani (trái) đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm của ông Tập đến Iran - Ảnh: ReutersTổng thống Iran Hassan Rouhani (trái) đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm của ông Tập đến Iran - Ảnh: Reuters
Ông Tập đã nhận được những gì Trung Quốc muốn có từ Iran và được nghe những gì Trung Quốc rất thích nghe, thể hiện ở 17 thỏa thuận hợp tác, nhất trí đưa kim ngạch thương mại song phương tăng gấp 10 lần, lên 600 tỉ USD/năm trong 10 năm tới cũng như phát biểu rất đáng chú ý của lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei.
"Người Iran không bao giờ tin tưởng phương Tây... Và vì thế, Tehran tìm kiếm quan hệ hợp tác với những nước độc lập hơn như Trung Quốc”, đại giáo chủ Khamenei đã nói như vậy. Thật ra, điều này không bất ngờ. Từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979 đến nay, giới lãnh đạo tôn giáo nước này vẫn luôn chủ trương không thân thiện với phương Tây. Hơn nữa, phương Tây từ đó đến nay cũng đâu có tin tưởng vào giới lãnh đạo tôn giáo ở Iran và cũng chủ trương đối kháng chứ không hợp tác.
Cho nên tuyên bố nói trên của ông Khamenei nên được hiểu ở phần sau là chính. Ông chủ ý hạ thấp quan hệ của Iran với phương Tây để đề cao quan hệ với các nước “độc lập với phương Tây” như Trung Quốc, muốn dùng việc mất lòng tin vào phương Tây để làm nổi bật sự tin cậy Trung Quốc. Đó là cách Iran chơi con bài đề cao đối trọng để gia tăng vị thế của mình trong quan hệ với phương Tây. Vị đại giáo chủ này làm cao vậy thôi chứ Iran coi trọng Nga và Trung Quốc đến mấy thì vẫn không thể coi nhẹ quan hệ với phương Tây.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.