Đâm tàu vũ trụ vào tiểu hành tinh với tốc độ 23.760 km/giờ

20/09/2019 07:00 GMT+7

Các cơ quan không gian cuối cùng cũng chuẩn bị tiến hành thử nghiệm phương án phòng thủ Trái đất để xác định liệu chúng ta có thể đánh bật một tiểu hành tinh khỏi quỹ đạo đang lao về hướng địa cầu hay không.

Mục tiêu được chọn là tiểu hành tinh Didymos B, đường kính khoảng 160m, là vệ tinh nhỏ hơn của Didymos A, đường kính 780, tức thuộc hệ tiểu hành tinh đôi.
Hệ Didymos được xếp vào nhóm Vật thể cận trái đất (NEO) và không ở trên quỹ đạo có thể đâm vào địa cầu trong tương lai, biến nó thành mục tiêu lý tưởng để thử nghiệm phương án phòng thủ, bảo vệ Trái đất trước nguy cơ tấn công từ các tiểu hành tinh.
Bên cạnh đó, Didymos B mất 11,92 giờ để xoay quanh Didymos A và điều này sẽ quyết định sứ mệnh sẽ thành công hay thất bại, theo Science Alert.
Đối với trường hợp một tiểu hành tinh duy nhất, chúng ta có lẽ khó phát hiện ra tác động, nhưng ở hệ Didymos, vụ va chạm giữa tàu vũ trụ được dự kiến sẽ thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh nhỏ hơn.

Mô phỏng quá trình va chạm giữa DART và Didymos B

ESA

Thay vì 11,92 giờ, Didymos B có lẽ sẽ mất thêm vài phút để kết thúc vòng quay quanh Didymos B.
Nghe qua chẳng mấy ấn tượng, nhưng nếu chúng ta có thể đánh chặn một tiểu hành tinh đang lao về hướng Trái đất đủ sớm, một thay đổi nhỏ cũng đồng nghĩa với ranh giới giữa sống và chết.
Dự án AIDA đã được Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan không gian châu Âu (ESA) hợp tác triển khai vào năm 2015, và phi thuyền được chọn là DART của NASA.
Dự kiến DART sẽ lên đường vào tháng 7.2021, di chuyển đến điểm va chạm vào tháng 8.2022.
Trước khi đâm vào Didymos B với tốc độ 23.760 km/giờ, DART sẽ phóng một vệ tinh cỡ nhỏ gọi LICIAcube, cho phép ghi hình toàn bộ quá trình va chạm và truyền về Trái đất để phân tích.
Dựa trên những hình ảnh thu được, các chuyên gia địa cầu có thể xác định sứ mệnh thành công hay không.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.