Đàm phán hòa bình Trung Đông: Sáng kiến mới với điểm yếu cũ

05/06/2016 08:00 GMT+7

Hội nghị quốc tế về Trung Đông ở Paris là sáng kiến của Pháp và nỗ lực mới nhất của cộng đồng quốc tế nhằm khởi động lại tiến trình đàm phán giữa Israel và Palestine.

Với sự tham gia của 28 quốc gia và tổ chức, trong đó có Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, Mỹ và Liên đoàn Ả Rập, hội nghị này vượt xa tất cả các khuôn khổ diễn đàn đa phương khác nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột ở Trung Đông. Dù vậy, kết quả cũng chỉ rất hạn chế bởi hội nghị không khắc phục được điểm yếu cố hữu là thái độ của các bên trực tiếp liên quan.
Sáng kiến của Pháp tiếp nối sáng kiến do Mỹ đưa ra năm 2011 và 2014 nhưng đều thất bại cũng như phát triển khuôn khổ đối thoại giữa Liên Hiệp Quốc, EU, Mỹ và Nga, còn được gọi là Bộ tứ về Trung Đông, vốn cũng không thành công.
Palestine hoan nghênh sáng kiến này nhưng không tham dự trong khi Israel công khai phê phán và bác bỏ. Qua đó đủ thấy cả hai bên không đánh giá cao và coi trọng gì hội nghị này, cho rằng dẫu có được ý nghĩa chính trị tích cực thì cũng không mang lại kết quả thiết thực nào.
Không có sự tham gia của Israel và Palestine, hội nghị chưa thể khai thông đột phá giúp tái khởi động tiến trình hòa bình ở Trung Đông Reuters
Không có sự tham gia của Israel và Palestine, hội nghị chưa thể khai thông đột phá giúp tái khởi động tiến trình hòa bình ở Trung Đông. Tuy nhiên, gia tăng áp lực từ bên ngoài để buộc cả hai phải nhanh chóng đàm phán với nhau cũng vẫn rất quan trọng và cần thiết. Không có áp lực, chắc chắn không bao giờ Israel chịu chấp nhận đàm phán với Palestine. Mọi sáng kiến mới muốn thành công đều phải khắc phục chứ không duy trì điểm yếu cũ này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.