Cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Mã Anh Cửu ở Singapore: Lợi hại song hành

09/11/2015 09:53 GMT+7

Cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Mã Anh Cửu ở Singapore là dấu mốc đầy ý nghĩa trong lịch sử Trung Quốc và quan hệ đại lục - Đài Loan.

Cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Mã Anh Cửu ở Singapore là dấu mốc đầy ý nghĩa trong lịch sử Trung Quốc và quan hệ đại lục - Đài Loan. 

Ông Tập Cận Bình và ông Mã Anh Cửu trong cuộc gặp tại Singapore ngày 7.11 - Ảnh: ReutersÔng Tập Cận Bình và ông Mã Anh Cửu trong cuộc gặp tại Singapore ngày 7.11 - Ảnh: Reuters
Chỉ riêng việc lần đầu tiên sau 66 năm, tức là kể từ khi ra đời nhà nước CHND Trung Hoa và hình thành chính thể hiện tại ở Đài Loan, mới có cuộc gặp như vậy cũng đủ để nó có ý nghĩa lịch sử.
Sự kiện này diễn ra trước cuộc bầu cử ở Đài Loan mà Quốc dân đảng của ông Mã Anh Cửu không chắc thắng nên nó vừa lợi vừa hại với cả Trung Quốc lẫn Quốc dân đảng. Cuộc gặp chỉ có ý nghĩa chính trị chứ không mang lại kết quả cụ thể nào.
Cái lợi đối với Trung Quốc là tranh thủ dư luận ở Đài Loan, xua đi lo ngại về khả năng đại lục sẽ giải quyết vấn đề Đài Loan bằng quân sự. Phía Bắc Kinh còn vừa tranh thủ, vừa hậu thuẫn, vừa ràng buộc Quốc dân đảng vào thỏa thuận có từ trước đó về “một nước Trung Quốc”. Tuy nhiên, cái hại không thể tránh khỏi là khiến bên ngoài có ấn tượng Trung Quốc giúp Quốc dân đảng vận động tranh cử, can dự trực tiếp vào chuyện chính trị Đài Loan và gây phản tác dụng đối với dư luận Đài Loan.
Cái lợi đối với lãnh đạo Mã Anh Cửu và Quốc dân đảng là được đề cao vị thế, gây dựng cảm nhận là đảng này cầm quyền thì Đài Loan được Trung Quốc coi trọng hơn. Ông Mã không chỉ tạo được bước đột phá mới mà còn cả tiền lệ mới trong quan hệ giữa hai bên. Ngược lại, họ bị coi là phải dựa cậy vào Trung Quốc để duy trì vị thế quyền lực.
Vì thế, ông Tập và ông Mã mới chỉ gặp nhau chứ chưa dám cùng nhau đi nhanh và đi xa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.