Cùng hội không cùng thuyền

17/08/2015 08:01 GMT+7

EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và nhóm các nước sử dụng euro (Eurozone) đã thỏa thuận được với chính phủ Hy Lạp về gói cứu trợ tài chính thứ 3.

EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và nhóm các nước sử dụng euro (Eurozone) đã thỏa thuận được với chính phủ Hy Lạp về gói cứu trợ tài chính thứ 3.

Cái kết cục này không gây bất ngờ và không thể khác. Điều khác biệt so với trước chỉ là lần này không có sự tham gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
IMF không tham gia vì bất đồng quan điểm với EU. Trong khi IMF cho rằng cần phải xóa bớt nợ cho Hy Lạp thì EU lại kiên quyết phản đối. IMF đánh giá về khả năng trả nợ và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hy Lạp không khả quan như EU và vì thế thà chấp nhận mất những khoản đã cho vay còn hơn tiếp tục mất nữa ở Hy Lạp. Từ cùng hội cùng thuyền, IMF đã trở thành cùng hội nhưng không còn cùng thuyền với EU và ECB.
Sự tham gia của IMF vào việc cứu trợ cho các nước thành viên EU bị khủng hoảng tài chính và nợ công rất quan trọng đối với EU và ECB. Chỉ riêng cho Bồ Đào Nha và Hy Lạp, IMF đã sử dụng 2/3 khả năng tài chính của mình. Đóng góp cho EU và ECB như thế, IMF đã hành động trái ngược với những nguyên tắc hoạt động lâu nay.
Trong nội bộ cũng như ở thế giới bên ngoài đã dậy lên làn sóng phê phán và cả phản đối IMF quá dễ dãi với EU trong khi quá khó khăn với các nước khác. Nếu giờ không tách thuyền thì chẳng khác gì IMF tự biến mình thành công cụ của EU và ECB.
Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde nếu muốn tới đây được bầu lại thì không thể làm ngơ trước tình trạng như thế. EU, ECB và Eurozone buộc phải sống chết cùng Hy Lạp chứ IMF lại không thể và không dám hy sinh chính mình vì Hy Lạp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.