Củng cố thực lực để ứng phó Trung Quốc

17/05/2020 08:00 GMT+7

Để đạt mục tiêu cân bằng lâu dài thì không chỉ có sự tham gia của Mỹ mà cần nỗ lực của nhiều nước trong khu vực.

Gần đây, Trung Quốc liên tục đẩy nhanh quân sự hóa Biển Đông. Những hình ảnh vệ tinh mới được công bố cho thấy Bắc Kinh đã đưa các loại máy bay quân sự như cảnh báo sớm KJ-500, săn ngầm KQ-200 và trực thăng chiến đấu đa nhiệm Z-8 đến Trường Sa.
Trong bối cảnh đó, Mỹ cũng đã tăng cường lực lượng quân sự như điều động tàu đổ bộ tấn công mang chiến đấu cơ F-35 để hoạt động như tàu sân bay, tàu khu trục, máy bay ném bom chiến lược tầm xa… đến Biển Đông. Thậm chí, Washington cũng triển khai cả lực lượng chống tàu ngầm.
Rõ ràng, việc cân bằng quân sự ở Biển Đông nhằm ngăn ngừa những hành vi leo thang, ngăn ngừa rủi ro Bắc Kinh sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được âm mưu thâu tóm vùng biển này là rất cần thiết. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu cân bằng lâu dài thì không chỉ có sự tham gia của Mỹ mà cần nỗ lực của nhiều nước trong khu vực. Các nước ASEAN có thể yêu cầu Trung Quốc phải hợp tác khai thác hệ thống radar, cảm biến vì mục đích dân sự. Bởi Trung Quốc vẫn khẳng định các hệ thống radar nhằm phục vụ dân sự, nên nếu nước này từ chối thì rõ ràng tuyên bố phát triển dân sự chỉ là ngụy biện.
Thêm vào đó, các nước trong khu vực ASEAN cũng cần tăng cường sức mạnh quân sự. Khi sở hữu đầy đủ số lượng cần thiết về tên lửa hành trình, tên lửa phòng không, máy bay chiến đấu, tàu ngầm… thì các nước sẽ khiến cho Trung Quốc không thể manh động. Washington nên đóng vai trò hỗ trợ trong nỗ lực đó của khu vực ASEAN.
 
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.