Covid-19 có nguy cơ kéo theo khủng hoảng sức khỏe tâm thần

14/05/2020 16:10 GMT+7

Liên Hiệp Quốc cảnh báo nguy cơ Covid-19 gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần.

Bảo vệ sức khỏe thể chất là mối quan tâm chính trong những tháng đầu tiên của đại dịch Covid-19 nhưng đến nay nhiều người dân khắp thế giới bị đang căng thẳng tinh thần (stress), theo báo cáo về chính sách của Liên Hiệp Quốc (LHQ) được công bố vào ngày 14.5.
"Sau nhiều thập niên các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần đã bị lãng quên và thiếu đầu tư, đại dịch Covid-19 đang khiến nhiều gia đình và cộng đồng bị stress. Ngay cả khi thế giới kiểm soát được đại dịch, những chứng bệnh như rối loạn lo âu và trầm cảm sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mọi người và cộng đồng", Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres cảnh báo, theo AFP.
Báo cáo của LHQ nhấn mạnh nhiều người bị căng thẳng tinh thần do lo sợ họ hoặc người thân bị nhiễm hoặc chết vì virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19.
LHQ đồng thời lưu ý đại dịch cũng có tác động tâm lý đối với nhiều người đã thất nghiệp hoặc có nguy cơ mất sinh kế và phải ở nhà vì lệnh phong tỏa nghiêm ngặt phòng Covid-19.
Bà Devora Kestel, người đứng đầu bộ phận sức khỏe tâm thần của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lưu ý các đội ngũ nhân viên y tế đang phải chịu đựng "căng thẳng dữ dội", dễ bị tổn thương và gần đây truyền thông cũng đã đưa tin về những vụ bác sĩ, y tá tự sát.

Bị một hành khách phun nước bọt, nhân viên vận tải tử vong vì Covid-19

Những nhóm người khác cũng phải đối mặt căng thẳng vì đại dịch, cụ thể là trẻ em nghỉ học thời gian dài, phụ nữ bị bạo hành trong gia đình, người cao tuổi mắc bệnh nền lo sợ có nguy cơ cao nhiễm Covid-19.
Báo cáo của LHQ cũng đã chỉ ra một loạt nghiên cứu cấp quốc gia cho thấy tình trạng suy sụp tinh thần đang gia tăng nhanh chóng.
Chẳng hạn, một nghiên cứu được thực hiện tại vùng Amhara ở Ethiopia cho thấy 33% dân số có các triệu chứng liên quan đến trầm cảm, "tăng gấp ba lần" so với trước khi đại dịch bùng phát hồi cuối năm ngoái, còn ở Iran con số này là 60%, Mỹ là 45%, theo bà Kestel.
Bà Kestel dẫn lại nghiên cứu cho thấy gần một nửa nhân viên y tế ở Canada cho biết họ cần hỗ trợ điều trị tâm lý.

Sau 10 tuần phong tỏa, gia đình Ý không thể tưởng tượng cuộc sống bên ngoài

Báo cáo của LHQ kêu gọi các quốc gia tăng cường dịch vụ hỗ trợ điều trị tâm lý và trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần khẩn cấp trong công tác ứng phó đại dịch Covid-19.
Đến nay, đại dịch Covid-19 làm chết hơn 297.000 người, với hơn 4,3 triệu ca nhiễm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.