Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Newcastle tại
Úc được công bố ngày 12.6.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng nguồn tiêu thụ nhựa lớn nhất là nước uống.
Một nguồn gây tích tụ nhựa khác là động vật có vỏ như nghêu, sò thường được ăn nguyên con nên lượng nhựa trong hệ tiêu hóa của chúng cũng bị tiêu thụ.
“Từ năm 2000,
thế giới đã sản xuất lượng nhựa nhiều đến mức bằng tất cả các năm cộng dồn lại. Một phần ba trong số đó bị rò rỉ vào thiên nhiên”, báo cáo được Quỹ
quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) ủy quyền cho Đại học Newcastle thực hiện cho hay.
Một người trung bình có thể tiêu thụ 1.769 hạt nhựa mỗi tuần chỉ từ nguồn nước, theo báo cáo.
Số lượng
ô nhiễm nhựa thay đổi theo địa điểm song không nơi nào là không bị ảnh hưởng, theo Reuters dẫn báo cáo.
Tại Mỹ, 94,4% mẫu nước máy chứa sợi nhựa, trung bình 9,6 sợi trên mỗi lít nước. Nguồn nước châu Âu ít bị ô nhiễm hơn, với các sợi chỉ xuất hiện trong 72,2% mẫu nước và chỉ 3,8 sợi trên một lít nước.
[VIDEO] Xuống đến tận đáy đại dương vẫn không thoát khỏi rác nhựa
|