Con đường tơ lụa: Sống lại huyền thoại xưa

20/02/2016 12:11 GMT+7

Với chuyến tàu hỏa chở hàng đầu tiên từ Trung Quốc sau 14 ngày đi hơn 10.400 km đến Iran, cái gọi là Con đường tơ lụa có từ khoảng 700 năm trước đã được khôi phục trên danh nghĩa lẫn thực tế.

Với chuyến tàu hỏa chở hàng đầu tiên từ Trung Quốc sau 14 ngày đi hơn 10.400 km đến Iran, cái gọi là Con đường tơ lụa có từ khoảng 700 năm trước đã được khôi phục trên danh nghĩa lẫn thực tế.

Đoàn tàu lửa đầu tiên hoàn tất chuyến hành trình gần 10.000 km từ Trung Quốc đến Iran - Ảnh: AFPĐoàn tàu lửa đầu tiên hoàn tất chuyến hành trình gần 10.000 km từ Trung Quốc đến Iran - Ảnh: AFP
Sự kiện này làm sống lại một huyền thoại xa xưa. Tuy nhiên, con đường tơ lụa mới trên đất liền này mang ý nghĩa chính trị, kinh tế và đặc biệt là địa chiến lược khác biệt cơ bản so với trước.
Con đường tơ lụa thời cổ được các thương gia mở ra để chinh phục thị trường, giao lưu buôn bán và là biểu tượng cho mở rộng trao đổi thương mại.
Trong khi đó, con đường mới được Trung Quốc khởi xướng trước hết nhằm mục tiêu chính trị. Bên ngoài là lợi ích kinh tế và thương mại nhưng đằng sau là những suy tính chính trị và địa chiến lược. Toan tính chính trị đã khai sinh ra nó để rồi lợi ích kinh tế mang đến lại phục vụ cho chính những toan tính ấy.
Con đường tơ lụa mới trên đất liền cùng với cái gọi là Con đường tơ lụa trên biển thuộc về những thành tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Trung Quốc.
Con đường tơ lụa mới kết nối Trung Quốc với những quốc gia mà nó đi qua, tạo nên hành lang phát triển mới và cục diện quan hệ mới.
Nó vươn tới đâu là mở đường tới đó cho ảnh hưởng nổi trội của Trung Quốc. Lợi ích của những nước liên quan không chỉ đơn thuần là tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn là cùng nhau hình thành cuộc chơi riêng trên sân chơi mới mà ý nghĩa chiến lược lâu dài hiện không thể tính hết. Họ làm sống lại huyền thoại xưa không phải vì hoài cổ, mà vì tương lai.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.