'Cơn bão' biểu tình sau vụ cảnh sát bắn chết người da màu

09/04/2015 11:59 GMT+7

(TNO) Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã kết hợp với Bộ Tư pháp Mỹ điều tra vụ việc liên quan đến cảnh sát Michael Slager bắn chết người trong khi biểu tình đang diễn ra, CNN cho biết.

(TNO) Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã kết hợp với Bộ Tư pháp Mỹ điều tra vụ việc liên quan đến cảnh sát Michael Slager bắn chết người trong khi biểu tình đang diễn ra, CNN cho biết.

Người dân biểu tình đòi công bằng trong vụ cảnh sát bắn chết Walter Scott - Ảnh chụp màn hình Instagram của martinsavidge
 
Phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Mỹ Dena Iverson cho biết các công tố viên của Ban Dân quyền và văn phòng luật sư ở Columbia, South Carolina sẽ làm việc với FBI và "sẽ có hành động cần thiết về các bằng chứng minh bạch", Los Angeles Times cho biết hôm 8.4.
Cuộc biểu tình đã diễn ra ở South Carolina sau khi đoạn video ghi lại cảnh một sĩ quan bắn chết người đàn ông da màu hôm 7.4. Cảnh sát nổ súng trong video là Michael Slager, 33 tuổi, còn nạn nhân được xác định tên Walter Scott, 50 tuổi.
CNN cho biết thị trưởng của thành phố North Charleston, ông Keith Summey trong buổi họp báo hôm 8.4 tuyên bố sẽ lắp đặt thêm 150 camera để giúp phát hiện thêm nhiều trường hợp như trên.
Tuy nhiên buổi họp báo này đã gián đoạn vì người biểu tình kéo xuống đường North Charleston và hô vang: "Không công lý! Không hòa bình", "Đây chính là dân chủ!"... đồng thời kêu gọi ông Keith Summey từ chức, theo CNN.
Cảnh sát Michael Slager hiện đối mặt cáo buộc giết người. Tuy nhiên người dân vẫn chưa hài lòng với những gì đang diễn ra. CNN cho biết một "cơn bão" biểu tình rầm rộ đã xuất hiện trên Twitter.
Cụm hashtag #WalterScott nhận được hơn 11.000 lượt đề cập chỉ trong một giờ đồng hồ hôm 8.4, trong tổng số 243.000 lượt đề cập ngày hôm ấy. Các cụm #RIPWalterScott (Walter Scott an nghỉ) và #MichaelSlager cũng là xu hướng trên Twitter.
Các cuộc biểu tình và áp lực từ mạng xã hội yêu cầu chính quyền Tổng thống Obama phải có câu trả lời sớm, trong bối cảnh cơ quan chức năng vẫn chưa ấn định ngày đưa Slager ra tòa.
Dòng dư luận sôi sục hơn khi phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho rằng chưa thể đưa ra quyết định vì đoạn video này quay rung tay và khó thuyết phục.
"Đây là ví dụ cho thấy việc cảnh sát mang camera bên người sẽ có tác động tích cực hơn để xây dựng lòng tin giữa cán bộ thực thi pháp luật và cộng đồng mà họ phục vụ", Los Angeles Times dẫn lời ông Earnest.
Phát ngôn viên này nói thêm rằng ông chưa trao đổi với Tổng thống Barack Obama và chưa biết ông Obama đã xem chưa, mặc dù đoạn video năỳ "rất khó xem".
Hiện tại quá trình điều tra vẫn đang tiếp tục. Nghi phạm Michael Slager sau vụ việc đã bị sa thải khỏi ngành và giam giữ. Cảnh sát cũng từ chối thủ tục bảo lãnh của ông này, CNN cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.