Chiến trường hay kênh hợp tác mới ?

17/10/2015 08:03 GMT+7

Đại hội đồng LHQ vừa bầu Nhật Bản, Ukraine, Uruguay, Ai Cập và Senegal làm thành viên không thường trực mới của HĐBA, nhiệm kỳ 2016 - 2018.

Đại hội đồng LHQ vừa bầu Nhật Bản, Ukraine, Uruguay, Ai Cập và Senegal làm thành viên không thường trực mới của HĐBA, nhiệm kỳ 2016 - 2018.

Một cuộc họp của HĐBA LHQ ngày 30.9.2015 - Ảnh: AFPMột cuộc họp của HĐBA LHQ ngày 30.9.2015 - Ảnh: AFP
Đây vốn là chuyện thông lệ thường niên ở LHQ nhưng việc Nhật Bản và Ukraine được bầu vào HĐBA lại rất được để ý. Nguyên do là trong HĐBA LHQ có Nga và Trung Quốc là 2 thành viên thường trực mà quan hệ Nga - Ukraine cũng như Nhật Bản - Trung Quốc hiện rất trắc trở.
Tuy cùng trong HĐBA LHQ nhưng Nhật Bản và Ukraine không phải là đối thủ của Trung Quốc và Nga về pháp lý vì không có quyền phủ quyết. Dù vậy, với vị thế, quyền hạn và ảnh hưởng của thành viên không thường trực, 2 nước này vẫn có thể làm nên nhiều chuyện lớn, có thể biến HĐBA thành diễn đàn xử lý chuyện song phương đối phó với bên kia, có thể chủ động chi phối truyền thông… Hay nói theo cách khác, trong thời gian 2 năm tới, HĐBA LHQ có thể biến thành chiến trường mới về chính trị, pháp lý và tâm lý.
Nhưng cùng trong HĐBA cũng tạo cơ hội cho các bên thiết lập kênh quan hệ mới, thông qua tiếp xúc và đối thoại, hợp tác và tham vấn ở đó để xử lý vướng mắc trong quan hệ song phương, thông qua sự đồng hành ở những vấn đề chung của thế giới để có cùng quan điểm, tiến tới dần khắc phục bất hòa.
Nga và Trung Quốc không vui vẻ gì nhưng không thể ngăn cản được 2 nước kia ngồi cùng bàn với mình trong HĐBA LHQ. Trong khi đó, Nhật Bản và Ukraine cũng không thể không ý thức được rằng lạm dụng khuôn khổ diễn đàn HĐBA để xử lý chuyện song phương riêng thì rồi sớm muộn cũng sẽ lợi bất cập hại.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.