Chiến tranh thương mại sẽ gây thiệt hại lớn bằng nền kinh tế Thụy Sĩ

11/10/2019 07:00 GMT+7

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế , tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay được dự báo sẽ xuống mức thấp nhất kể từ đầu thập kỷ này. Năm tới, nền kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại 700 tỉ USD (hơn 16 triệu tỉ đồng) vì chiến tranh thương mại

Đây là một nội dung trong bài phát biểu đàu tiên của bà Kristalina Georgieva trong cương vị giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), theo tờ South China Morning Post.
Bà Georgieva cho biết chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 700 tỉ USD (hơn 16 triệu tỉ đồng) vào năm tới và dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu thập niên này.

[VIDEO] Tổng giám đốc IMF: "Ai cũng thua trong chiến tranh thương mại"

"Trước đây chúng ta đã bàn nhiều về sự nguy hiểm của xung đột thương mại. Giờ đây, chúng ta chứng kiến những thiệt hại mà mà nó gây ra", bà Georgieva nói.
Các dự báo trên nào trong một nghiên cứu mới của IMF, sẽ được công bố tại cuộc họp thường niên giữa IMF và Ngân hàng Thế giới vào tuần sau.
"Theo kịch bản này, toàn bộ nền kinh tế của Thụy Sĩ biến mất", bà Georgieva nói.
Phân tích mới của IMF cũng cho rằng nếu xảy ra suy thoái lớn trên toàn cầu, nợ doanh nghiệp có nguy cơ không thể thanh toán sẽ lên đến 19.000 tỉ USD, tức là gần 40% tổng nợ ở 8 nền kinh tế lớn, và cao hơn mức được ghi nhận trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong thập niên trước.
Trong năm nay, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã tung ra những đợt giảm lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, bà Georgieva cảnh báo các giới hạn của chính sách tiền tệ trong bối cảnh bất ổn tài chính, và kêu gọi chính phủ các nước dùng mọi nguồn lực tài khóa để giúp kiềm chế nợ công.
Người đứng đầu IMF còn cảnh báo kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những rạn nứt ngày càng lớn, có thể gây thay đổi “kéo dài cả một thế hệ”, bao gồm chuỗi cung ứng bị phá vỡ và "Bức tường Berlin kỹ thuật số", buộc các quốc gia phải lựa chọn giữa các hệ thống công nghệ.

[VIDEO] Nhân vật quyền lực nhất giới ngân hàng Mỹ nói gì về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung?

Bà Georgieva kêu gọi các quốc gia "cùng nhau tìm ra giải pháp lâu dài trong thương mại" đồng thời khuyến nghị chú ý đến các vấn đề như giảm trợ cấp thương mại, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chấm dứt việc chuyển giao công nghệ bắt buộc.
Những dự báo của tân giám đốc IMF được đưa ra trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng gay gắt, sau nhiều xung đột dai dẳng hơn một năm qua. Bên cạnh đó, quan hệ thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng rạn nứt từ năm 2018, sau khi Washington áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ EU, động thái gây ra sự chỉ trích mạnh mẽ từ các nước EU, bao gồm cả các đồng minh của Mỹ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.