Cạnh tranh hay bổ sung ?

20/03/2015 08:44 GMT+7

Vừa phê trách chính phủ Anh nhưng rồi chính phủ Đức, Pháp và Ý lại bộc lộ ý muốn tham gia Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) mà 21 quốc gia đã nhất trí thành lập theo sáng kiến của Trung Quốc.

Vừa phê trách chính phủ Anh nhưng rồi chính phủ Đức, Pháp và Ý lại bộc lộ ý muốn tham gia Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) mà 21 quốc gia đã nhất trí thành lập theo sáng kiến của Trung Quốc.

Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ ký ghi nhớ thành lập AIIB ở Bắc Kinh - Ảnh: Reuters 
 Việc này chắc chắn giúp không ít đối tác khác vượt qua sự ngần ngại lâu nay do phải lưu ý đến thái độ của Mỹ để đi đến quyết định tương tự trong thời gian tới. Ý tưởng về AIIB không được họ ủng hộ vì bị cho là cạnh tranh ảnh hưởng và vai trò với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Ngoài ra, họ còn cho rằng Trung Quốc khởi xướng AIIB và cam kết đóng góp tài chính nhiều nhất nhằm mục đích sử dụng AIIB làm công cụ để tăng cường vai trò và gây dựng khu vực ảnh hưởng ở châu Á và ở cả những nước đang phát triển ngoài châu Á.
Sự tham gia của Anh, Đức, Pháp và Ý hiện tại rất có lợi cho Trung Quốc và bất lợi cho Mỹ. Các nước này nhằm vào lợi ích riêng về lâu dài ở Trung Quốc và châu Á. Nhưng họ cũng còn theo đuổi cả mục tiêu tham gia ngay từ đầu để có tiếng nói và vai trò cùng quyết định tương lai của AIIB, không để Trung Quốc có phần nổi trội tới mức có thể chi phối ngân hàng này và hạn chế khả năng cạnh tranh của AIIB để biến nó thành sự bổ sung cho WB, IMF và ADB.
Vì thế, sự tham gia của các nước này và cả những đối tác tương tự khác vừa có lợi nhưng vừa là thách thức đối với AIIB bởi chính ngân hàng này phải tự xác định tương lai của nó là đối trọng hay chỉ là sự bổ sung cho các thể chế kia.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.