Cảnh báo biến chủng SARS-CoV-2 kháng vắc xin

03/08/2021 06:30 GMT+7

Các nhà khoa học Anh cảnh báo khả năng xuất hiện biến chủng SARS-CoV-2 mới có khả năng chống lại các vắc xin hiện nay và gây tỷ lệ tử vong cao.

Các chuyên gia thuộc Nhóm cố vấn khoa học cho các tình huống khẩn cấp (SAGE) của chính phủ Anh vừa qua công bố báo cáo về sự tiến hóa lâu dài của vi rút gây bệnh Covid-19 là SARS-CoV-2, và khả năng hình thành biến chủng mới.

Tiêm chủng và tái tiêm chủng vắc xin

Pfizer, Moderna tăng giá bán vắc xin cho EU

Trong hợp đồng mới nhất với Liên minh châu Âu (EU), Pfizer và Moderna đồng loạt tăng giá vắc xin ngừa Covid-19. Tờ Financial Times ngày 1.8 đưa tin giá mới cho vắc xin Pfizer/BioNTech là 19,5 euro/liều (530.000 đồng), tăng 25% so với giá 15,5 euro/liều trong hợp đồng trước đó. Giá của vắc xin Moderna tăng từ 22,6 euro/liều lên 25,5 euro/liều (13%).
Theo Hãng tin Al Jazeera, việc tăng giá diễn ra trong bối cảnh EU đang cân nhắc tiêm mũi thứ 3 trong nỗ lực tăng cường hiệu quả bảo vệ của vắc xin trước làn sóng dịch đến từ biến thể Delta. Vài ngày trước, Ủy ban châu Âu cho hay EU dự kiến sẽ đạt được mục tiêu tiêm đủ vắc xin cho ít nhất 70% dân số trưởng thành vào cuối tháng 9. Tháng 5, EU cho biết sẽ tiếp nhận hơn 1 tỉ liều vắc xin trong tháng 9 từ 4 nhà cung cấp. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các nước giàu hoãn lại việc tiêm mũi tăng cường mà thay vào đó hãy chia sẻ vắc xin cho những quốc gia ở châu Phi và châu Á.    
H.G
Báo cáo mở đầu với tuyên bố rằng việc xóa sổ SARS-CoV-2 là điều không thể, do đó các biến chủng mới sẽ luôn xuất hiện và số lượng tùy thuộc vào các biện pháp kiểm soát.

Sẽ có những biến thể Covid-19 kháng được những vắc xin hiện có

Trong báo cáo, các nhà khoa học vạch ra các tình huống dẫn đến sự xuất hiện của biến chủng mới, xác suất xảy ra và tác động. SAGE cảnh báo “gần như chắc chắn” xuất hiện biến chủng mới có thể khiến các vắc xin hiện nay trở nên vô hiệu thông qua quá trình gọi là “trôi dạt kháng nguyên”.
Để phòng ngừa, nhóm chuyên gia khuyến cáo nên tiêm chủng và tái tiêm chủng đều đặn cho các nhóm đối tượng có nguy cơ bằng những vắc xin được điều chỉnh để đi trước các biến chủng, gia tăng khả năng bảo vệ.
Tuy các vắc xin hiện tại hiệu quả trong việc giảm nguy cơ nhiễm bệnh và nhập viện, các nhà khoa học kêu gọi tập trung nghiên cứu vắc xin mới có mức độ miễn dịch niêm mạc cao và ổn định nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm từ người đã tiêm vắc xin.
SAGE cũng khuyến cáo giảm sự lây nhiễm trong nước để hạn chế việc đột biến, tái hợp của các biến chủng; hỗ trợ việc tiêm chủng toàn cầu; cân nhắc tiêm chủng cho động vật; nghiên cứu, theo dõi sự tiến triển của vi rút...

Lo ngại tỷ lệ tử vong tăng cao

Mặt khác, báo cáo cũng nêu tình huống xuất hiện biến chủng mới do sự tái hợp giữa hai trong số các biến chủng gây lo ngại như Alpha, Beta hay Delta. Khi đó, biến chủng mới có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn trên nhóm dân số lớn hơn so với trước đây và tỷ lệ tử vong có thể tương đương bệnh SARS (10%) hay bệnh MERS (35%).

Pfizer, Moderna tăng đến 25% giá bán vắc xin Covid-19 cho châu Âu

Có tình huống biến chủng mới có khả năng kháng thuốc hình thành do việc lạm dụng các loại thuốc chống vi rút. Để ngăn chặn nguy cơ này, các nhà khoa học khuyến cáo nên sử dụng thuốc chống vi rút một cách hợp lý.

Thêm đối tượng được dùng hỗn hợp kháng thể ở Mỹ

Thuốc REGEN-COV đã được mở rộng đối tượng sử dụng ở Mỹ

Ảnh: FDA

Reuters đưa tin cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép mở rộng đối tượng được sử dụng khẩn cấp hỗn hợp kháng thể điều trị Covid-19 của công ty Regeneron Pharmaceuticals. Theo đó, liệu pháp REGEN-COV của Regeneron sẽ được dùng để điều trị dự phòng thêm cho người tiếp xúc với ca mắc Covid-19 hoặc người bị phơi nhiễm có nguy cơ cao.
Việc REGEN-COV được mở rộng đối tượng sử dụng sẽ giải quyết nhu cầu của những người bị suy giảm miễn dịch, bao gồm cả người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Tháng 11.2020, REGEN-COV đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp để điều trị cho người mắc Covid-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình từ 12 tuổi trở lên ở Mỹ.
REGEN-COV là hỗn hợp 2 kháng thể đơn dòng casirivimab và imdevimab. Liệu pháp này có hiệu quả 72% trong việc giúp người bị phơi nhiễm tránh được triệu chứng Covid-19 trong tuần đầu tiên. Những tuần sau đó, loại thuốc này có hiệu quả đến 93%, theo dữ liệu Regeneron công bố vào tháng 4.
Dược phẩm này từng được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng khi đi điều trị Covid-19 vào tháng 10.2020. Nhật Bản đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp loại thuốc này vào ngày 19.7, chủ yếu dành cho người mắc Covid-19 nhập viện có nguy cơ trở nặng.
Đông A
Ngoài ra, SAGE còn nêu tình huống SARS-CoV-2 trở thành vi rút tương tự vi rút gây cảm lạnh thông thường, nhưng ít nguy hiểm hơn nhiều ở người già hoặc người có nguy cơ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đánh giá khả năng này chỉ có thể xảy ra về lâu dài.
Tuy báo cáo này chưa được bình duyệt nhưng giới chuyên gia đã bày tỏ sự đồng tình.
Sky News dẫn lời nhà dịch tễ học lâm sàng Deepti Gurdasani, tại Đại học Queen Mary (Anh), nhận định rằng với tác động mà biến chủng Delta gây ra, nước Anh không thể chống đỡ thêm các biến chủng mới và cần có biện pháp đề phòng ngay lập tức. Bà Gurdasani trích dẫn cảnh báo của SAGE để bác bỏ những ý kiến cho rằng vi rút sẽ sớm giảm độc lực và các nước nên sống chung với Covid-19.

Cảnh báo khu vực có biến chủng gây lo ngại tại Bolton, Anh

REUTERS

Hạ nghị sĩ Anh thuộc đảng SNP, bà Philippa Whitford bình luận báo cáo này cho thấy nước Anh vẫn chưa đánh bại vi rút.
“Nếu không tăng nhanh sản xuất vắc xin toàn cầu thông qua chia sẻ kiến thức và công nghệ, sẽ không thể nào tiêm chủng cho thế giới và chấm dứt đại dịch. Nếu không có các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn, chúng ta có nguy cơ mang về các biến chủng kháng vắc xin, trong khi sự lây lan không kiểm soát trong nước có thể hình thành biến chủng khác của Anh”, bà Whitford nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.