Bí ẩn thi thể còn nguyên vẹn sau 2.000 năm vùi dưới bùn

03/09/2021 14:00 GMT+7

Bên cạnh những xác ướp vẫn cần lý giải thêm ở Ai Cập, giới nghiên cứu khoa học thế giới đến nay vẫn còn chưa giải mã được bí ẩn của một thi thể còn nguyên vẹn sau 2.000 năm bị chôn vùi.

Quan niệm lưu giữ xác người trường tồn qua nhiều năm thường sẽ liên tưởng tới các xác ướp ở Ai Cập cổ đại hay cá xác ướp lâu đời nhất tại Chile vừa được phát hiện gần đây.

Tuy nhiên, có những trường hợp xác ướp còn nguyên vẹn tới từng chi tiết qua hàng ngàn năm một cách tự nhiên mà có thể không có chủ đích. Điển hình như trường hợp xác ướp phát hiện tại Anh vào thập niên 1980 là một ví dụ và đến nay vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng.

Theo các hồ sơ ghi chép lại, ngày 13.5.1983, một người khai thác than tên là Andy Mould đã phát hiện ra trong bãi bùn trong khu khai thác có vật gì đó như một quả bóng da. Tuy nhiên, sau khi rửa sạch Andy mới bàng hoàng phát hiện ra đó là một chiếc đầu người. Kỳ lạ, chiếc đầu đó còn nguyên vẹn các bộ phận như da, tóc và thậm chí là nhãn cầu trong hốc mắt.

Qua điều tra, cảnh sát cho rằng chiếc đầu thuộc về một người phụ nữ đã mất tích trước đó 20 năm. Người chồng của nạn nhân sau khi nghe thông tin này đã khai nhận hành vi giết vợ của anh ta khi xưa. Trớ trêu thay, chiếc đầu này không phải là của vụ án đó. Qua phân tích đồng vị carbon, các nhà khoa học khẳng định chiếc đầu có niên đại lên tới hơn 1.600 năm trước.

Trong khi các nhà khoa học đang tìm hiểu về chiếc đầu còn nguyên vẹn thì 1 năm sau đó, Andy phát hiện ra thêm các phần khác của một thi thể vẫn còn nguyên vẹn. Qua khám nghiệm tử thi, cảnh sát nhận đó là thi thể của một người đàn ông, trên người có dấu vết bị đánh đập và siết cổ đến chết.

Phát hiện xác ướp bị quấn dây kỳ lạ ở Peru

Các nhà khảo cổ học vào cuộc và họ một lần nữa khẳng định, thi thể có niên đại khoảng 2.000 năm tuổi. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào thi thể 2000 năm vẫn còn nguyên vẹn như vừa mới mất mà không dùng những kỹ thuật đặc biệt nào để ướp xác?

Các nhà khoa học cho rằng chìa khóa "ướp xác" nằm ở một loại rêu nằm trong lớp than bùn trong đầm lầy. Trong môi trường đầm lầy nơi phát hiện xác có chứa một loại rêu tên là sphagnum. Khi loại rêu này tích tụ đủ trong điều kiện ngập nước, các lớp than bùn sẽ hình thành, sản sinh ra một loại axit có khả năng bảo quản xác cực tốt.

Theo các nhà khoa học, dù một xác chết hàng ngàn năm trước rơi vào vẫn được bảo quản như vừa chết khi khai quật. Thêm vào đó, loại rêu đặc biệt nói trên còn giải phóng một hợp chất liên kết với nito, cộng với nhiệt độ lạnh ở vùng Bắc Âu đã khiến vi khuẩn không thể sinh sôi và phân hủy xác chết đó được.

Nhờ môi trường mà loại rêu trên tạo ra mà thi thể được bảo quản tốt đến mức người ta còn xác định được đây là một người ngoài 20 tuổi, giàu có do trên người ít có dấu hiệu của lao động chân tay. Thậm chí người ta còn biết bữa ăn cuối cùng của anh là bánh mì nướng.

'Khám nghiệm' xác ướp Ai Cập bằng công nghệ chụp CT

Kết quả chụp CT thi thể cho thấy người này đã bị đánh vào đầu bởi một hung khí, bất tỉnh vài giờ trước khi chết. Trong dạ dày người ta phát hiện ra phấn hoa tầm gửi - một loại chất khi xưa được dùng trong các nghi lễ hiến tế. Do đó, người ta cho rằng cái chết của người này có thể liên quan tới một nghi thức nào đó thời xưa.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.