Báo điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội: Định hướng phát triển và quản lý

15/01/2015 04:00 GMT+7

Nhận rõ mặt mạnh, mặt tích cực và cả mặt trái của internet, của báo chí điện tử, chỉ 8 năm sau khi VN nối mạng internet, Ban Bí thư T.Ư Đảng (khóa IX) đã ra Chỉ thị 52-CT/TW ngày 22.7.2005 “Về phát triển và quản lý báo chí điện tử ở nước ta hiện nay”.

Nhận rõ mặt mạnh, mặt tích cực và cả mặt trái của internet, của báo chí điện tử, chỉ 8 năm sau khi VN nối mạng internet, Ban Bí thư T.Ư Đảng (khóa IX) đã ra Chỉ thị 52-CT/TW ngày 22.7.2005 “Về phát triển và quản lý báo chí điện tử ở nước ta hiện nay”.

Tính đến cuối năm 2014, cả nước có 36 triệu/93 triệu người sử dụng internet - Ảnh: Đào Ngọc ThạchTính đến cuối năm 2014, cả nước có 36 triệu/93 triệu người sử dụng internet - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Chỉ thị 52-CT/TW nhấn mạnh: “Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác động của mạng thông tin toàn cầu và các báo điện tử đến sản xuất và đời sống xã hội. Đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, quản lý của các cơ quan nhà nước đối với báo điện tử; xây dựng các tờ báo điện tử ở nước ta có kỹ thuật và công nghệ hiện đại; đúng đắn, chân thực, phong phú về nội dung, sắc bén về tính định hướng, tính chiến đấu; có tính văn hóa, tính nghiệp vụ cao. Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) ban hành ngày 25.12.2013 về “Phát triển và tăng cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên internet” chỉ rõ: “Không ngừng đổi mới tư duy lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên internet theo kịp với sự phát triển của công nghệ internet, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chủ động, kiên trì thúc đẩy phát triển đúng hướng đi đôi với quản lý chặt chẽ, có hiệu lực, hiệu quả báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên internet. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo chủ động định hướng, cung cấp thông tin kịp thời để chi phối, làm chủ thông tin; lấy thông tin tích cực, chính thống lấn át, đấu tranh chống lại các thông tin sai trái, xấu độc, phản động trên internet. Coi trọng tuyên truyền, giáo dục, vận động người sử dụng internet tuân thủ luật pháp, chuẩn mực đạo đức xã hội, văn hóa, biết phân biệt đúng sai, thật giả, tích cực đấu tranh phê phán các thông tin sai trái, bịa đặt, vu cáo, độc hại trên internet đi đôi với tăng cường quản lý thông tin trên internet. Khuyến khích khai thác, phát triển những tiện ích, lợi thế của internet nói chung, báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên internet nói riêng. Đồng thời tăng cường rà soát, bổ sung những chế tài đủ mạnh đối với việc đưa tin sai sự thật, bôi nhọ, xúc phạm đời tư các cá nhân, tổ chức, công dân, kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và gieo rắc sản phẩm văn hóa đồi trụy”.
Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, nhất là Chỉ thị 52-CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX), Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X), Chính phủ đã xây dựng và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng: Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28.8.2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet; Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT ngày 18.12.2008 hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28.8.2008 của Chính phủ; Nghị định số 28/2009/NĐ-CP ngày 20.3.2009 quy định xử phạt hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15.7.2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
Điểm yếu hiện nay của chúng ta là chưa kiểm soát hiệu quả các sản phẩm, website của doanh nghiệp nội dung số nước ngoài tại VN. Điều này đã tạo ra những khoảng trống để các thế lực tiêu cực, phản động lợi dụng đưa thông tin xuyên tạc, kích động, phá hoại ta, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh tư tưởng, văn hóa của ta, tác động xấu đến đông đảo công chúng, nhất là giới trẻ.
Với các báo điện tử, tốc độ thông tin và việc kiểm soát thông tin của loại hình báo chí này cần phải được đi kèm với công nghệ quản trị nội dung (Content Management System - CMS). Coi trọng quy trình xuất bản báo điện tử, đặc biệt là nâng cao chất lượng nội dung thông tin.
Giảm thiểu tác động tiêu cực
Việc sử dụng các trang mạng xã hội, báo chí, các loại hình thông tin khác trên internet là một xu thế không thể phủ nhận. Hiện nay, các phương tiện truyền thông trên internet tại VN đang là vấn đề, là thị trường hấp dẫn ở nhiều góc độ của các thế lực, các doanh nghiệp nước ngoài. Điều đáng lo ngại là càng ngày, phía nước ngoài càng gia tăng chi phối, tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực này.
Chúng ta không ngăn cấm mạng internet tại VN, số lượng người truy cập và tốc độ tăng trưởng hằng năm là minh chứng hiển nhiên cho điều vừa nói. Tuy nhiên, cần phải xử lý kiên quyết một số mạng xã hội, một số website, blog vi phạm pháp luật, chuẩn mực văn hóa, thuần phong mỹ tục của đất nước. Cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, nhất là các quy định đối với doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lĩnh vực internet, viễn thông, báo chí, phát thanh, truyền hình tại VN. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, nhất là báo chí điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội trên internet; quản lý tốt hơn việc xã hội hóa sản xuất hoặc liên kết sản xuất, truyền dẫn, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình; hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển, thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ CNTT, tạo ra những “đơn vị tiên phong” đủ mạnh để cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Mặt khác, có biện pháp và hành động kiên quyết nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của internet đối với đời sống xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi sử dụng internet, mạng xã hội, các trang thông tin điện tử có tên miền VN hoặc tên miền quốc tế nhưng thuê máy chủ (hosting) trong nước để đăng tải tài liệu, truyện, tranh, phim, ảnh có nội dung xấu, chống đối chế độ, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, biên tập viên, phóng viên các cơ quan báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ. Coi trọng việc giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho giới trẻ, quan tâm đến các yêu cầu chính đáng của họ về học hành, việc làm, đời sống. Tích cực, chủ động đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái trên báo chí, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác trên internet của các thế lực thù địch, phản động.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.