Ba nhà khoa học nghiên cứu ADN được trao Nobel Hóa học 2015

07/10/2015 17:23 GMT+7

(TNO) Ba nhà khoa học Tomas Lindahl (Thụy Điển), Paul Modrich (Mỹ) và Aziz Sancar (người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 7.10 được trao giải Nobel Hóa học 2015 nhờ công trình nghiên cứu về cách các tế bào sửa chữa những ADN bị hư hại.

(TNO) Ba nhà khoa học Tomas Lindahl (Thụy Điển), Paul Modrich (Mỹ) và Aziz Sancar (người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 7.10 được trao giải Nobel Hóa học 2015 nhờ công trình nghiên cứu về cách các tế bào sửa chữa những ADN bị hư hại.

Ba nhà khoa học được trao giải Nobel Hóa học 2015, từ trái sang phải: Tomas Lindahl (Thụy Điển), Paul Modrich (Mỹ) và Aziz Sancar (người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ) - Ảnh: AFPBa nhà khoa học được trao giải Nobel Hóa học 2015, từ trái sang phải: Tomas Lindahl (Thụy Điển), Paul Modrich (Mỹ) và Aziz Sancar (người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ) - Ảnh: AFP
Ba nhà khoa học này được tôn vinh vì có công lập bản đồ, ở tỉ lệ phân tử, cho thấy cách các tế bào sửa chữa ADN bị hư hại để đảm bảo cấu trúc gien, Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho hay, theo Reuters.
“Công trình nghiên cứu của họ đã giúp tạo ra nền tảng kiến thức về chức năng hoạt động tế bào sống và ứng dụng trong việc phát triển những liệu pháp chữa trị ung thư”, Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết.
Ông Lindahl làm việc tại Viện Francis Crick của Anh, ông Modrich là nhà nghiên cứu của Viện Y học Howard Hughes (Mỹ). Còn ông Sancar là giáo sư của Đại học North Carolina (Mỹ).
Axit Deoxyribo Nucleic (viết tắt ADN theo tiếng Pháp hay DNA theo tiếng Anh) là một phân tử acid nucleic mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và duy trì sự sống, theo AFP. Hàng ngàn sự thay đổi trong bộ gien diễn ra mỗi ngày, liệu pháp xạ trị, những chất gây ung thư… là những yếu tố có thể làm hư hại ADN, theo Reuters.
Giải thưởng Nobel được thành lập theo di chúc của nhà khoa học Alfred Nobel năm 1895 và lần đầu tiên được trao vào năm 1901.
Năm nay, mỗi giải thưởng Nobel trị giá 8 triệu Krona Thụy Điển (960.000 USD), và nếu nhiều người cùng được trao một giải sẽ chia sẻ số tiền thưởng này, theo Reuters.
Theo Ủy ban Nobel, có tổng cộng 107 giải Nobel Vật lý được trao từ năm 1901-2015.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.