6 triệu ‘người phổi đen’ - vấn đề đau đầu của Trung Quốc

Khánh An
Khánh An
07/03/2021 16:16 GMT+7

Khoảng 6 triệu lao động Trung Quốc đang mắc bệnh phổi đen, chủ yếu do điều kiện làm việc ô nhiễm, nhất là tại các mỏ than.

Thống kê của chính phủ Trung Quốc cho thấy bệnh bụi phổi hay còn gọi là bệnh phổi đenbệnh nghề nghiệp phổ biến nhất trên cả nước, do làm việc lâu ngày trong môi trường nhiều bụi, phần lớn là tại các mỏ than.
Theo khảo sát vừa công bố của tổ chức "Love Save Pneumoconiosis" do nhà báo điều tra độc lập Vương Khắc Cần thành lập vào năm 2011, khoảng 6 triệu lao động di cư tại Trung Quốc đang mắc bệnh này.

Khổ tứ bề

Trong đại dịch Covid-19, lao động di cư bị ảnh hưởng thu nhập nhiều hơn những nhóm khác, nhưng những người đang mắc bệnh phổi đen còn gặp khó khăn hơn nhiều, theo khảo sát mới nhất của Love Save Pneumoconiosis với sự tham gia của 600 lao động mắc bệnh phổi đen tại 7 tỉnh ở Trung Quốc.
Năm ngoái, những hộ có lao động mắc bệnh phổi đen có thu nhập bình quân đầu người chưa tới 393 nhân dân tệ (1,39 triệu đồng)/tháng, giảm 16% so với năm 2019, trong đó có 3% không có thu nhập.
285 triệu lao động di cư
Dù nhiều lao động di cư ở Trung Quốc đã chuyển từ lĩnh vực công nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ trong những năm gần đây, khoảng 46% vẫn làm việc trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất trong năm 2019.
Số lao động di cư ở Trung Quốc giảm xuống còn 285 triệu vào cuối năm 2020, giảm 1,8% so với năm trước, một phần do giới hạn đi lại trong đại dịch Covid-19. Số lao động thường xuyên đi làm cũng giảm 2,7% trong năm ngoái.
Đáng chú ý, con số này thấp hơn nhiều so với thu nhập bình quân của tất cả lao động di cư, đạt mức 4.072 nhân dân tệ (14,4 triệu đồng)/tháng vào năm ngoái. Khảo sát cho thấy hơn 80% gia đình có lao động mắc bệnh phổi đen không đủ sống, tăng mạnh so với tỷ lệ 64% vào năm 2019. Bên cạnh đó là vấn đề nợ nần bủa vây.
Khoảng 1/3 chi phí của họ được chi cho lĩnh vực y tế, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó có thể được lấy lại nhờ bảo hiểm y tế và thương tổn nghề nghiệp. Chưa đến 30% lao động di cư có bảo hiểm thương tổn nghề nghiệp trong năm 2019, và Love Save Pneumoconiosis ước tính rằng chỉ 3,5% lao động mắc bệnh phổi đen có bảo hiểm này.

“Đã đề cập nhiều năm”

Theo South China Morning Post, vấn đề lao động di cư mắc bệnh phổi đen sẽ là một trong các chủ đề được thảo luận bởi các quan chức hàng đầu và chuyên gia tại kỳ họp “lưỡng hội” đang diễn ra tại Bắc Kinh, gồm kỳ họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc.
Cụ thể, sẽ có các cuộc thảo luận về những khó khăn mà lao động di cư mắc bệnh phổi đen gặp phải trong việc được hưởng bảo hiểm sức khỏe và thương tổn nghề nghiệp.
“Từ góc độ của các bác sĩ hô hấp, bệnh bụi phổi là bệnh phổi đen. Việc chẩn đoán không hề khó khăn. Không có vấn đề gì trong việc chẩn đoán bệnh bụi phổi dựa trên tiền sử phơi nhiễm bụi trong nghề nghiệp, X-quang ngực và CT xoắn ốc độ phân giải cao của bệnh nhân”, theo bác sĩ Trần Tĩnh Du, đại biểu Quốc hội Trung Quốc.
“Các khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh phổi đen đã được nêu tại ‘lưỡng hội’ trong nhiều năm, nhưng việc nó được cải thiện bao nhiêu vẫn còn là một câu hỏi”, ông
Một trong những vấn đề chính trong việc xin xác nhận bệnh phổi đen là bệnh nghề nghiệp nằm ở chỗ họ cần phải cung cấp hợp đồng lao động để được hưởng bảo hiểm. Tuy nhiên, theo khảo sát, có đến 3/4 lao động mắc bệnh phổi đen không có hợp đồng lao động, và chưa đến 20% doanh nghiệp cung cấp chứng nhận làm việc cho họ.
Mổ bụng chứng minh bệnh bụi phổi
Vấn đề khó khăn của lao động trong việc chứng minh bị bệnh phổi đen gây chú ý tại Trung Quốc sau trường hợp lao động Trương Hải Siêu nhờ bác sĩ mổ lồng ngực để cho thấy rõ 2 lá phổi bệnh tật của ông vào năm 2009. Sau khi nhà máy gạch chống cháy nơi ông làm việc bác bỏ việc ông bị bệnh phổi đen, ông đã ký giấy cam kết và nhờ bác sĩ tiến hành một giải phẫu không cần thiết về mặt y học để mở lồng ngực, cho thấy lá phổi của ông đã bị bệnh.
Sau sự việc, ông được bồi thường 1,2 triệu nhân dân tệ (4,25 tỉ đồng). Tuy nhiên, khoảng 9 năm sau đó, số tiền đã cạn do chí phí ghép phổi và những thứ thuốc đắt tiền. Ông Trương (40 tuổi) hiện cần uống đến 13 viên thuốc mỗi ngày với chi phí lên đến 200 nhân dân tệ (710.000 đồng). Ông cho biết đã sử dụng số tiền bồi thường để kéo dài sự sống, nhưng điều trớ trêu là ông đã dùng mạng sống để có được số tiền trên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.