Tháng chay Ramadan giữa lòng Sài Gòn: Không ăn, không uống, không hút thuốc

06/06/2018 12:24 GMT+7

Khác biệt với lễ thức 'ăn chay', trong lễ thức nhịn tháng Ramadan của Islam, người Muslim tuyệt đối kiêng cử, không ăn, không uống, và không giao hợp sinh lý từ rạng sáng cho đến chạng vạng tối.

Theo đó, trong tháng lễ này, tất cả người Hồi giáo bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc các quy định vào lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn: không ăn, không uống, không hút thuốc,... và đây là 1 trong 5 điều lệ bắt buộc của người Hồi giáo.
Tại TP.HCM, hiện tại có khoảng 8.000 người theo đạo Hồi phần lớn trong số đó chủ yếu là người dân thuộc dân tộc Chăm, được chia thành 2 dòng khác nhau: Chăm Bà Ni và Chăm Islam.

Ông Kim Sô, giáo cả của thánh đường Anwar tại Dương Bá Trạc cho biết, vào tháng chay Ramadan này, người dân tại các xóm đạo hồi vẫn thực hiện đúng những luật và quy định trong tháng chay. Họ không được ăn và uống sau 4 giờ sáng, tới 18 giờ 15 mới được xả chay ăn và uống bình thường.
Cũng theo ông Kim Sô, Ramadan là 1 trong 5 tín (tin tưởng thượng đế, hành lễ, bố thí, lễ Ramadan và hành hương đễn Mecca) bắt buộc đối với những người theo đạo Hồi.
Đây là điều nằm trong tín thứ 4 và nhiều người chọn Ramadan là dịp để thực hiện điều thứ 3 trong 5 tín, cụ thể là việc đóng góp và làm từ thiện. Khác biệt với lễ thức “ăn chay”, trong lễ thức nhịn tháng Ramadan của Islam, người Muslim tuyệt đối kiêng cử, không ăn, không uống, và không giao hợp sinh lý từ rạng sáng cho đến chạng vạng tối.
Đúng 23 giờ nhiều người theo đạo Hồi ở các nơi xung quanh đến thánh đường Anwar tại 157B/09 Dương Bá Trạc, Quận 8 để ăn bữa trước khi mặt trời mọc (hay còn gọi là bữa trước giờ IMSAK). Theo ông Kimso - giáo cả của thánh đường này chia sẻ, bữa ăn được thực hiện vào giờ này, sớm hơn so với giờ mặt trời mọc để mọi người còn ngủ, hôm sau đi làm.
Đa phần người theo đạo Hồi đều có thói quen ăn bốc và chỉ sử dụng tay phải để bốc đồ ăn. Với họ, đây là một nghi thức tôn nghiêm thể hiện lòng biết ơn: cung kính nhận lấy bằng tay trần thức ăn do đấng tối cao ban cho.
Khi vào nhà thờ, người phụ nữ không được ngồi chung với người đàn ông.  
Người dân tranh thủ mua đồ ăn trước giờ xả chay.
Các bữa ăn tại các nhà thờ Hồi giáo trong tháng Ramadan hầu hết là từ các mạnh thường quân đóng góp. Bữa ăn xả chay sau 18 giờ 15 tại thành đường Anwar, Quận 8.
Các tín đồ Hồi giáo cầu nguyện trước thời gian xả chay.
Tranh thủ chụp ảnh gửi về gia đình ở quê nhà.
Anh Zaad (người Ai Cập) đang là huấn luyện viên võ tại TP.HCM. Vào mỗi chiều trong tháng Ramadan, anh đều tình nguyện đến Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman để giúp đỡ chuẩn bị đồ ăn cho bữa xả chay vào 18 giờ 15.
Bữa ăn xả chay (hay còn gọi là giờ IFTAR) bắt đầu vào lúc 18 giờ 15. Vào thời điểm này các tín đồ Hồi giáo mới bắt đầu được ăn uống trở lại sau một ngày nhịn ăn. Các bữa ăn vào giờ này đều bắt đầu bằng những phần ăn nhẹ và nước để ổn định lại cơ thể.
Bữa ăn chính được chuẩn bị trước trong lúc các tín đồ đang cầu nguyện
Trong một ngày, các tín đồ Hồi giáo có 6 lần cầu nguyện chính. Trong ảnh các tín đồ Hồi giáo thực hiện buổi cầu nguyện Maghrib.
Trong tháng chay Ramadan, Luật của đạo cũng quy định rõ: Cho những người đang bệnh, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những người đang đi du lịch ở nước ngoài mà nước này không lấy đạo Hồi làm quốc giáo, được miễn trừ. Ở một số quốc gia, và tháng chay Ramadan có quy định học sinh nhỏ tuổi, binh lính và công nhân lao động nặng thì không phải nhịn. Tuy nhiên, họ phải bù lại vào những dịp khác.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.