Thái Lan muốn giảm phí thị thực cho lao động Việt Nam

07/11/2015 15:29 GMT+7

(TNO) Tuần tới, Bộ Lao động Thái Lan sẽ trình chính phủ phê duyệt việc giảm phí thị thực đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh nước này đang thiếu hụt lao động.

(TNO) Tuần tới, Bộ Lao động Thái Lan sẽ trình chính phủ phê duyệt việc giảm phí thị thực đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh nước này đang thiếu hụt lao động.

Lao động nhập cư tại Thái Lan - Ảnh: AFP Lao động nhập cư tại Thái Lan - Ảnh: AFP
Tờ Bangkok Post ngày 7.11 đưa tin, bà ML Boondarik Smithi, một quan chức của Bộ Lao động Thái Lan cho biết đề nghị trên sẽ được trình tại cuộc họp chính phủ vào ngày 10.11 tới, mức phí thị thực đối với lao động Việt Nam sẽ giảm từ 2.000 baht xuống còn 500 baht.
Phát biểu sau cuộc họp của Ủy ban Chính sách về lao động nhập cư và nạn buôn người, bà ML Boondarik nói rằng mức phí mới sẽ ngang bằng mức dành cho lao động từ Myanmar, Lào và Campuchia được làm việc tại Thái Lan theo các biên bản ghi nhớ, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ở nước này.
Theo nghị quyết của chính phủ Thái Lan ngày 10.2, những người Việt Nam làm công bất hợp pháp tại các công trường xây dựng, trong ngành ngư nghiệp, phụ giúp việc nhà và nhân viên phục vụ bàn trước khi có nghị quyết trên sẽ được phép tiếp tục làm việc với thị thực 1 năm tạm thời có hiệu lực ở tất cả các địa phương của Thái Lan , dù họ sẽ phải xin giấy phép làm việc.
Theo bà ML Boondarik, tại Thái Lan hiện có hơn 3.000 lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp.
Những người nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan sau khi có nghị quyết trên sẽ phải rời khỏi nước này. Hiện tại, chỉ những lao động đủ tư cách theo quy định trong biên bản ghi nhớ về hợp tác lao động giữa Thái Lan và Việt Nam mới được phép vào Thái Lan làm việc.
Tuy nhiên, mức phí mới sẽ không cho phép lao động Việt Nam làm công việc phục vụ bàn tại các nhà hàng.
Một nguồn tin của Bộ Lao động Thái Lan cho hay, lao động Việt Nam muốn xin giấy phép làm việc phải trải qua một cuộc kiểm tra y tế và mua bảo hiểm y tế của Bộ Y tế Thái Lan trong thời gian được ấn định tại giấy phép làm việc. Quy định này cũng được áp dụng với các lao động Myanmar, Lào và Campuchia.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.