Thái Bình: Tạo nền tảng để phát triển kinh tế hướng biển

Cù Hiền
Cù Hiền
21/12/2023 08:00 GMT+7

Nổi tiếng với truyền thống quai đê, lấn biển, tỉnh Thái Bình hiện nay đang nỗ lực tìm hướng đột phá phát triển kinh tế hướng biển. Thời gian qua, Thái Bình đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân vùng ven biển.

Thành lập Khu kinh tế Thái Bình là một trong những nội dung trọng điểm mang tính bứt phá, bước ngoặt để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thành lập Khu kinh tế Thái Bình là một trong những nội dung trọng điểm mang tính bứt phá, bước ngoặt để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Ảnh: CTV

Nhiều năm qua, rừng ven biển Thái Bình đóng vai trò rất lớn trong việc phòng hộ ven biển, bảo vệ môi trường, lưu giữ đa dạng sinh học vùng bờ biển. Theo số liệu công bố hiện trạng rừng năm 2022, tỉnh Thái Bình có 4.248,06 ha rừng ven biển phân bố tại 12 xã ven biển của hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải.

Phát huy các lợi thế từ rừng đem lại, những năm qua Thái Bình đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân vùng ven biển.

Chủ trương ấy được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đều xác định cụ thể và thống nhất mục tiêu tập trung xây dựng kinh tế biển trở thành trọng điểm kinh tế của tỉnh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, an ninh biên giới quốc gia.

Ảnh 2: Thái Bình hiện đang tập trung triển khai nhiều giải pháp thu hút đầu tư, phát triển Khu kinh tế Thái Bình để trở thành Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá của tỉnh hướng tới mục tiêu tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Thái Bình hiện đang tập trung triển khai nhiều giải pháp thu hút đầu tư, phát triển Khu kinh tế Thái Bình để trở thành Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá của tỉnh hướng tới mục tiêu tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Đặc biệt là, việc thành lập Khu kinh tế Thái Bình là một trong những nội dung trọng điểm mang tính bứt phá, bước ngoặt để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tập trung khai thác lợi thế tài nguyên biển, phát triển kinh tế hướng ra biển nhằm khơi dậy tiềm năng kinh tế biển của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX, XX.

‎Về việc này, ông Đinh Vĩnh Thụy, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình, cho biết: "Ngày 28.10.2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1486/QĐ-TTg về quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 1486). Theo đó, giao UBND tỉnh Thái Bình có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình".

Các nhà đầu tư đang ký kết hợp đồng tại Khu Công nghiệp Liên Hà Thái

Các nhà đầu tư đang ký kết hợp đồng tại Khu Công nghiệp Liên Hà Thái

‎Sau 6 năm được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập, đến nay Khu kinh tế Thái Bình đang dần hoàn thiện kết cấu hạ tầng và từng bước thu hút được nhiều dự án lớn, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của chính quyền cũng như người dân hai huyện ven biển Thái Thụy, Tiền Hải, trong đó có 3 xã Nam Phú, Nam Hưng, Nam Thịnh.

Cụ thể như, một số dự án quy mô lớn, có tính động lực trong khu vực đã và đang hoàn thành đi vào hoạt động, bước đầu đạt hiệu quả tích cực; các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển ổn định, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Để khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các ngành, địa phương trong tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo; cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế biển.

Đặc biệt, tập trung tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế biển. Qua đó, đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức cũng như sự đồng thuận từ phía người dân.

Thái Bình hiện đang tập trung triển khai nhiều giải pháp thu hút đầu tư, phát triển Khu kinh tế Thái Bình để trở thành Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá của tỉnh hướng tới mục tiêu tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Vì vậy, cần sự đồng thuận của các cấp ủy, chính quyền cũng như người dân để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.





Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.