Thạc sĩ tâm lý Bình An chia sẻ kỹ năng kết nối gia đình tại Đà Nẵng

20/06/2022 13:00 GMT+7

Ngày 10.6, thạc sĩ tâm lý Bình An đã có buổi chia sẻ trong Chương trình sinh hoạt chuyên đề “Ngoắc tay nào” do Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục Ngoại tuyến, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) phối hợp tổ chức.

Sau thời gian dài học online đã xuất hiện nhóm học sinh có xu hướng thu mình trong phòng, cắm tai nghe, ngồi trước màn hình máy tính và điện thoại cả ngày lẫn đêm, ít tương tác không chỉ với thầy cô, bạn bè mà cả gia đình; dễ chán nản khi gặp thách thức trong học tập nhưng ngại hỏi và dần dần giảm động lực học tập.

Trong chương trình, thạc sĩ tâm lý Bình An có chia sẻ 3 lý do chính dẫn đến tình trạng đó:

1. Học sinh cảm giác bị cô lập: Các chương trình học trực tuyến được áp dụng hiện nay có xu hướng khiến học sinh phải giữ yên lặng, xa cách và thiếu tương tác với thầy cô, bạn bè.

2. Mất động lực học tập: Học online đòi hỏi kỹ năng quản lý thời gian và khả năng tự tạo động lực cho bản thân. Thiếu động lực là một trong những lý do hàng đầu khiến trẻ không thể hoàn thành các khóa học trực tuyến.

3. Giao tiếp, làm việc nhóm bị hạn chế: Khi học online, thời gian trò chuyện, trao đổi theo nhóm của học sinh sẽ bị cắt giảm. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ có thể bị giảm khả năng giao tiếp, làm việc nhóm.

Buổi sinh hoạt chuyên đề giúp cha mẹ thấu hiểu con cái, giúp cho các con có thể vượt qua những khó khăn hiện tại, kết nối sự tin tưởng giữa cha mẹ và con cái; khám phá và vun bồi nội lực trong con, giúp cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị ngày càng yên tâm công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Được biết thạc sĩ tâm lý Bình An đang đồng hành cùng nhiều gia đình để tạo dựng lại kết nối, giúp con tự lập và có cảm hứng trong cuộc sống, việc học. Đặc biệt là hỗ trợ “Làm mẹ tự chủ 3 T” để phụ nữ có phương pháp nuôi dạy con an vui, hiệu quả, cân bằng, biết cách phân chia quỹ thời gian mỗi ngày phù hợp để được toại nguyện với gia đình và sự nghiệp.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.