Tặng quà đắt tiền có nghĩa bạn yêu người ấy nhiều hơn?

19/03/2016 19:00 GMT+7

'Trong suốt cuộc đời, người tiêu dùng dành nhiều tiền để mua về cái gọi là biểu tượng của tình yêu, lòng chân thành, sự kính cẩn dành tặng cho người thân', Peter McGraw, nhà nghiên cứu người Mỹ đúc kết.

'Trong suốt cuộc đời, người tiêu dùng dành nhiều tiền để mua về cái gọi là biểu tượng của tình yêu, lòng chân thành, sự kính cẩn dành tặng cho người thân', Peter McGraw, nhà nghiên cứu người Mỹ đúc kết.

Tặng quà đắt tiền có nghĩa bạn yêu người ấy nhiều hơn? - Ảnh: ShutterstockTặng quà đắt tiền có nghĩa bạn yêu người ấy nhiều hơn? - Ảnh: Shutterstock
Thử tìm kiếm trên google từ khóa “quà đắt tiền” chúng ta nhận được không ít kết quả. Trong số đó, có những thắc mắc kiểu: mua quà đắt tiền cho người yêu tốt hay không tốt? Nhận quà đắt tiền từ người yêu có bị gọi là đào mỏ? hay thâm chí là rắc rối quanh những món quà đắt tiền… Chung quy, chúng ta thường có tâm lý e ngại hay boăn khoăn về những thiệt - hơn khi đón nhận món đồ có giá trị từ người lạ, tờ Sydney Morning Herald chỉ ra.
Tuy nhiên, Peter McGraw, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu ở Mỹ mới đây đã chỉ ra rằng, hành vi mua sắm của người dùng thay đổi khi họ đặt kỳ vọng nhờ món hàng truyền tải thông điệp tình cảm đến ai đó. Và sẽ thật sai lầm khi quyết định sẽ mua đồ giảm giá cho tiết kiệm chi phí trong trường hợp này!
"Những chàng trai từ chối mua đồ rẻ tiền để tặng người yêu vì họ sợ nhất một điều, cô gái ấy sẽ lăn tăn suy nghĩ: liệu giá trị của món quà có tỉ lệ thuận với mức độ tình cảm anh ấy dành cho mình không nhỉ? Vì thế, người khôn ngoan thường chi tiền đúng cho những mối quan hệ lâu dài”, tờ Sydney Morning Herald dẫn lời Peter McGraw.
người tiêu dùng có xu hướng mua những món đồ đắt tiền nếu điều đó gắn với giá trị tinh thần - Ảnh: Shutterstock
245 người tham gia cuộc thăm dò của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Colorado Boulder về chủ đề: Nếu là người chọn nhẫn đính hôn cho đám cưới, bạn sẽ chọn mua loại đắt tiền hay rẻ tiền? Những người tham gia gần như chọn mua nhẫn đắt tiền với viên kim cương lớn, chẳng ai đánh giá cao một chiếc nhẫn tầm thường, nếu phải đưa ra quyết định.
Trong một thử nghiệm khác, người tham gia được yêu cầu chọn giữa một cái hộp để chứa tro cốt của người thân và cái hộp để chứa đồng hồ của ông nội để lại. Những người lựa chọn hộp đựng chiếc đồng hồ có xu hướng tìm những loại rẻ tiền hơn so với những người đang lựa hộp chứa tro cốt của người thân.
Tương tự, nghiên cứu cho thấy rằng, nhiều người sẽ có khả năng mặc cả giá món hàng tốt hơn nếu như sản phẩm đó mua cho người mà họ không biết hoặc không có mối quan hệ tình cảm nào đặc biệt; ngược lại, người mua sẽ chấp nhận chi tiền nhiều hơn, thậm chí bị mua hớ… nếu món đồ đó dành cho người có ý nghĩa với họ.
Như vậy, người tiêu dùng có xu hướng mua những món đồ đắt tiền nếu điều đó gắn với giá trị tinh thần.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.