Tại sao bề ngoài của hệ mặt trời như…bánh sừng trâu

08/12/2021 16:31 GMT+7

Nhìn từ xa, nhật quyển bao quanh hệ mặt trời của chúng ta trông khá "ngon miệng", và các nhà khoa học đang tìm cách giải thích lý do tại sao.

Mô phỏng hình dạng của nhật quyển

đại học boston

Hệ mặt trời tồn tại bên trong một "bong bóng" gọi là nhật quyển. Việc tìm hiểu cách vận hành của nhật quyển đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực khám phá hệ mặt trời, thậm chí có lẽ cho phép chúng ta hiểu được bằng cách nào toàn bộ sự sống vẫn tiếp tục hiện diện ở trái đất.

“Điều này có liên quan như thế nào đối với con người chúng ta? Bong bóng do mặt trời tạo ra và bao quanh các hành tinh của Thái Dương hệ cung cấp sự bảo vệ trước các luồng bức xạ vũ trụ. Hình dạng của nhật quyển có thể tác động đến cách thức bức xạ xâm nhập”, theo tác giả James Drake (Đại học) Maryland chia sẻ trong báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal.

Nói đơn giản, nhật quyển đóng vai trò như áo giáp do gió và bức xạ của mặt trời tạo ra, giúp che chắn Thái Dương hệ trước sự tấn công không ngừng nghỉ của bức xạ vũ trụ đến từ những vụ nổ siêu tân tinh.

Nếu không có tấm áo giáp này, sự sống trên địa cầu có thể bị đe dọa.

Trước đó, nhà vật lý học thiên thể Merav Opher, dẫn đầu đội ngũ nghiên cứu của Đại học Boston (Mỹ), cho rằng nhật quyển có hình dạng giống bánh sừng trâu, chứ không phải hình dạng sao chổi như vẫn tưởng.

Nhóm chuyên gia Đại học Boston đã dựa vào dữ liệu được 3 tàu du hành vũ trụ thu thập, bao gồm 2 tàu Voyager và tàu New Horizons.

Theo báo cáo mới của chuyên gia Drake, sở dĩ nhật quyển có hình dạng bánh sừng trâu là do các hạt hydro đến từ không gian liên sao khiến gió mặt trời lâm vào tình trạng bất ổn, từ đó bẻ cong nhật quyển thành hình dáng trên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.