Vỡ nợ lan nhanh, nỗi đau khủng hoảng 1998 trở lại ở Đông Nam Á?

24/02/2016 18:30 GMT+7

Hãng luật lớn nhất Đông Nam Á Rajah & Tann Singapore cảnh báo rằng số vụ vỡ nợ trái phiếu gia tăng của khu vực sẽ gây ra nỗi đau như thời khủng hoảng tài chính năm 1998 và 2008 cho các chủ nợ.

Hãng luật lớn nhất Đông Nam Á Rajah & Tann Singapore cảnh báo rằng số vụ vỡ nợ trái phiếu gia tăng của khu vực sẽ gây ra nỗi đau như thời khủng hoảng tài chính năm 1998 và 2008 cho các chủ nợ.

Ảnh: ReutersẢnh: Reuters
Khi các vụ vỡ nợ lây lan từ ngành vận chuyển đến khai thác mỏ, bán lẻ đến xây dựng, Công ty luật Rajah & Tann cho hay tỷ lệ thu hồi vốn sẽ tương tự như những gì từng được chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu và khủng hoảng tài chính châu Á.
Công ty luật đối thủ của hãng trên là Hogan Lovells US cũng cảnh báo các ngân hàng khu vực có thể thúc đẩy việc bán các khoản nợ xấu trong những tháng tới.
“Mức đáy trong chu kỳ khai thác mỏ dường như đang tiếp tục và một số chuyên gia cho rằng điều này sẽ tồn tại một thời gian nữa trước khi sự phục hồi đáng kể diễn ra. Từ kinh nghiệm cho thấy tỷ lệ phục hồi trong thời gian này của năm 2016 không có nhiều khác biệt so với thời năm 2008 và 1997 - 1998”, chuyên gia Sim Kwan Kiat thuộc công ty luật Singapore nói với Bloomberg.
Nợ xấu ở Singapore tăng lên mức cao nhất trong sáu năm qua vào năm ngoái. Các hãng xếp hạng tín nhiệm vào tháng trước đánh giá các công ty năng lượng và khai thác mỏ trên thế giới ở mức tín nhiệm thấp, chỉ số Baltic giá vận chuyển tuần qua chạm điểm đáy từ năm 1985 và doanh số bán nhà ở Singapore có khởi đầu năm mới tồi tệ nhất kể từ 2009.
Doanh nghiệp năng lượng chiếm 112 vụ vỡ nợ trái phiếu thế giới trong năm 2015 giữa lúc Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất hai thập niên góp phần kéo giá cả các loại hàng hóa, từ dầu, sắt đến than đá, xuống mức thấp trong nhiều năm, theo Standard & Poor’s.
Ở Đông Nam Á, hãng PT Berau Coal Energy và PT Trikomsel Oke của Indonesia, Sahaviriya Steel Industries của Thái Lan đã bỏ qua đợt thanh toán trái phiếu và khoản vay. Hãng xây dựng giàn khoan dầu lớn nhất thế giới Sembcorp Marine chứng kiến quý lỗ đầu tiên trong 12 năm qua vì khách hàng hủy đặt hàng.
Rajah & Tann cho hay các vụ chuyển dịch cơ cấu và phá sản trong hai năm qua tăng 30%. Hãng luật này đã tham gia xử lý các vụ việc liên quan đến nhà cung cấp nhiên liệu OW Bunker, nhà thầu Punj Lloyd, hãng China Fishery của Trung Quốc, Mercator Lines của Singapore và công ty Bakrie Telecom.
Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á DBS Group Holdings đã thanh khoản một số khoản nợ xấu hồi tháng 12.2015. Dựa theo hồ sơ mới nhất, 376 doanh nghiệp đại chúng ở Đông Nam Á có tổng nợ 100 tỉ USD gắn liền với ngành khai thác khoáng sản, năng lượng và thép. Con số 100 tỉ USD giảm một chút so với mức 108 tỉ USD một năm trước nhưng vẫn tăng đáng kể so với mốc 47 tỉ USD năm 2009.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.