Vietjet vào top 50 hãng hàng không tốt nhất thế giới theo Airfinance

10/09/2018 08:50 GMT+7

Lần đầu tiên, một hãng hàng không đến từ Việt Nam vào danh sách 50 hãng hàng không tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng của tạp chí uy tín hàng đầu về tài chính hàng không Airfinance .

Hãng hàng không Vietjet lọt vào danh sách 50 hãng hàng không tốt nhất thế giới về hoạt động và sức khỏe tài chính, xếp trên nhiều hãng hàng không danh tiếng như Qatar Airways (Qatar), All Nippon Airways (Nhật Bản), Air France (Pháp), Delta Air Lines (Mỹ), Indigo (Ấn Độ), Air Asia (Malaysia)…
Tạp chí Airfinance vừa công bố top 50 hãng hàng không tốt nhất trên thế giới dựa trên tình trạng hoạt động và sức khỏe tài chính của các hãng hàng không.
Theo xếp hạng, Hãng hàng không Vietjet xếp ở vị trí số 22.
Xếp hạng của Airfinance cung cấp thông tin về tình trạng hoạt động và sức khỏe tài chính sau khi khảo sát 162 hãng hàng không trên khắp thế giới, bao gồm cả các hãng hàng không truyền thống và hàng không chi phí thấp (LCC).
Đứng đầu danh sách này là Ryanair (hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu) và Air Arabia (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất), Japan Airlines của Nhật Bản xếp thứ 4. Qatar Airways (Qatar) xếp hạng 28, Qantas Airways (Úc) xếp hạng 31, Lufthansa Group (Đức) xếp hạng 34, Delta Air Lines (Mỹ) xếp hạng 36, Turkish Airlines (Thổ Nhĩ Kỳ) xếp thứ 37, All Nippon Airways (Nhật Bản) xếp hạng 39, Korean Air (Hàn Quốc) xếp thứ 41, Indigo (Ấn Độ) xếp thứ 42, Air Asia (Malaysia) xếp hạng 43, Air France (Pháp) xếp hạng 49. Đứng thứ 50 trong bảng xếp hạng top 50 thế giới là hãng hàng không KLM - Royal Dutch Airlines đến từ Hà Lan… còn Vietjet Air đến từ Việt Nam xếp thứ 22.
Xếp hạng tài chính dựa trên dữ liệu cập nhật của 12 tháng gần nhất (giai đoạn LTM), đánh giá 5 tiêu chí bao gồm:
(1) Độ tuổi trung bình của đội bay (Average age of the fleet).
(2) Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao, tiền thuê tàu trên tổng doanh thu (EBITDAR/ Revenue) - tính theo %.
(3) Khả năng thanh toán lãi, tiền thuê cố định (Fixed charge cover: EBITDAR/Net Income + Rent).
(4) Khả năng linh hoạt về dòng tiền hoạt động trên tổng doanh thu (Liquidity as % of Revenue).
(5) Tỷ lệ Nợ trên lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao, tiền thuê (Adjusted Net Debt/ EBITDAR).
Theo bảng chấm điểm, Vietjet đạt tổng doanh thu 995 triệu USD trong vòng 12 tháng gần nhất, độ tuổi trung bình đội tàu bay 3,2 năm. Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao, tiền thuê tàu trên tổng doanh thu ở mức 31,4%.
Hệ số Fixed Charge Cover đạt 2 lần; Khả năng linh hoạt về dòng tiền hoạt động trên tổng doanh thu đạt 30,4%.
Nửa đầu năm nay, Vietjet đạt tổng doanh thu thuần 21.222 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.999 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 29% và 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo kế hoạch, trong năm 2018, Vietjet sẽ nhận 17 tàu bay Airbus. Sáu tháng đầu năm Vietjet đã nhận 4 tàu bay Airbus A321. Sáu tháng cuối năm, Vietjet sẽ nhận tiếp 13 tàu bay và sẽ ghi nhận thêm doanh thu từ hoạt động chuyển giao tàu bay này.
Với việc bắt đầu khai thác đội tàu bay mới, hiện đại có khả năng tiết kiệm tới 15% nhiên liệu cùng kế hoạch đẩy mạnh phát triển mạng bay quốc tế, Vietjet tiếp tục đà tăng tiền bán vé bằng ngoại tệ, tăng tỷ lệ doanh thu phụ trội và giảm chi phí nhiên liệu khi giá nhiên liệu tại nước ngoài thấp hơn tại thị trường nội địa khoảng 30% do các loại thuế, phí.
Giữa tháng 7, Vietjet ký kết hợp đồng mua thêm 100 tàu bay Boeing B737MAX trị giá 12,7 tỉ USD và 50 máy bay Airbus A321neo trị giá 7 tỉ USD, đảm bảo đến năm 2025 đội tàu bay mới của hãng đồng bộ phục vụ cho kế hoạch thành lập liên minh hàng không trong khu vực và trên thị trường quốc tế. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.