Vì sao trung tâm tài chính ở Ả Rập Xê Út không có ngân hàng?

20/04/2016 13:58 GMT+7

Trung tâm tài chính 10 tỉ USD ở Ả Rập Xê Út có các tòa tháp chọc trời, công nghệ khí hậu tiên tiến và tàu giúp di chuyển một vòng khu vực chỉ với 11 phút. Song ở đây lại vắng bóng các ngân hàng.

Trung tâm tài chính 10 tỉ USD ở Ả Rập Xê Út có các tòa tháp chọc trời, công nghệ khí hậu tiên tiến và tàu giúp di chuyển một vòng khu vực chỉ với 11 phút. Song ở đây lại vắng bóng các ngân hàng.

Quận Tài chính Vua Abdullah ở thủ đô Riyadh (Ả Rập Xê Út) - Ảnh: BloombergQuận Tài chính Vua Abdullah ở thủ đô Riyadh (Ả Rập Xê Út) - Ảnh: Bloomberg

Dù trung tâm tài chính 10 tỉ USD của Ả Rập Xê Út được xây dựng lớn và trang bị hiện đại, khu vực này vẫn vắng bóng các ngân hàng. Không một định chế tài chính nào đồng ý bước vào khu vực 73 tòa nhà mà Ả Rập Xê Út đang xây dựng tại Quận Tài chính Vua Abdullah (KAFD), theo giám đốc điều hành kiêm quản lý dự án Waleed Aleisa thuộc hãng phát triển Al Ra’idah.

Ngân hàng đang ngồi trên diện tích 1,6 triệu mét vuông, phía bắc trung tâm thành phố là Samba Financial Group, hãng đã mua một lô đất và đang xây dựng tòa tháp của họ.

“Các nhà băng Ả Rập Xê Út muốn có tòa nhà của riêng họ và muốn chi trả càng ít càng tốt. Họ không chú trọng thương hiệu như những gì chúng ta thấy ở phương Tây, nơi mà các ngân hàng sẽ trả giá cao để có mặt tại các trung tâm tài chính”, Aliesa cho biết.

Khi Ả Rập Xê Út chuẩn bị cho tương lai thời kỳ hậu dầu thô bằng cách thúc đẩy các ngành công nghiệp khác, kế hoạch củng cố vị trí của thủ đô Riyadh với cương vị một trung tâm tài chính bị cản trở bởi nhiều yếu tố: sự chậm trễ, chi phí cao và thất bại trong việc hiểu nhu cầu của các ngân hàng địa phương. Thu hút các khách hàng tài chính giờ đây là thách thức lớn.

“Chắc chắn có nhu cầu, nhưng hiện vẫn còn chưa chắc chắn khi nào quá trình xây dựng sẽ hoàn tất. Sau khi được hoàn thành, còn có thể có một số thách thức trong việc  lấp đầy tất cả không gian trống vì số lượng văn phòng đang được xây dựng là rất lớn”, nhà tư vấn Ramzi Darwish thuộc hãng Cluttons nói.

Chính phủ Ả Rập Xê Út đang tìm cách thu hút các ngân hàng với nhiều ưu đãi, trong đó bao gồm việc cắt giảm thuế kéo dài đến một thập kỷ hoặc hơn, và áp dụng quy định riêng tạo điều kiện cho các nhà băng dễ dàng thuê nhân sự và làm thị thực làm việc, ông Aliesa cho hay.

Khi phóng viên hãng tin Bloomberg đi bộ qua các khu vực xây dựng ở trung tâm đường King Fahd, họ thấy hàng chục cần cẩu ngồi nhàn rỗi trên các đỉnh tòa nhà đã được hoàn tất ở bên ngoài nhưng thiếu nội thất. Lấp đầy các khoản trống văn phòng là câu chuyện tạo động lực bằng cách đưa những nhà băng đầu tiên đến đây.

Hãng PriceWaterhouseCoopers vừa đồng ý thuê 4.400 mét vuông không gian làm việc ở KAFD và một đơn vị của ngân hàng trung ương sẽ đến tọa lạc trên diện tích 8.700 mét vuông của khu vực này. “Nếu chúng ta có từ bảy đến tám ngân hàng đến KAFD, rất có thể các nhà băng còn lại cũng làm điều tương tự”, ông Aleisa nói.

Quận Tài chính Vua Abdullah được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm tài chính hiện đại, thu hút nhiều ngân hàng, công ty dịch vụ tài chính, hãng kiểm toán, hãng luật cũng như tập hợp sàn chứng khoán và cơ quan quản lý thị trường vốn.

Năm tòa nhà đinh của quận tài chính, bao gồm tòa tháp cao nhất là 76 tầng, sẽ được bao bọc bởi hàng chục văn phòng, căn hộ, khách sạn, trung tâm hội nghị và các địa điểm vui chơi giải trí. Lối đi dưới mặt đường phố kết nối các tòa nhà sẽ có nhiệt độ thấp hơn mặt đất 8 độ C.

KAFD có thể sẽ trở thành một khu vực tự do như Trung tâm Tài chính Quốc tế Dubai, nơi có khung pháp lý độc lập. Hiện có hơn 1.300 công ty và 18.521 nhân viên đang hoạt động ở trung tâm Dubai. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.