Trung Quốc trồng lúa nước mặn ‘nuôi’ 200 triệu dân

25/10/2017 20:35 GMT+7

Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố vừa đạt bước đột phá trong ngành nông nghiệp. Đó chính là việc trồng lúa năng suất cao trong nước mặn.

Theo Russia Today, loại lúa mới này trước đây đã được thử nghiệm, song các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu Qingdao Saline-Alkali Tolerant Rice Research and Development Center cách phát triển lúa gạo vừa tìm ra cách nâng gấp ba sản lượng để đạt 4,5 tấn trên mỗi hecta. Giống lúa hiện sẵn sàng để được thương mại hóa.
Theo nhà nghiên cứu Yuan Longping, trồng trọt trên nước mặn có thể giúp tăng sản lượng gạo của Đại lục lên gần 20%, giúp cung cấp lương thực cho hơn 200 triệu người. Loại lúa lai mới đã và đang được trồng cùng 200 loại lúa ở Thanh Đảo, thành phố biển thuộc tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Giới nghiên cứu đã pha loãng và bơm nước biển từ biển Hoàng Hải để đưa nó vào ruộng lúa.
Nước biển pha loãng đang được bán. Dù vậy, với giá 50 nhân dân tệ/kg, tương đương 7,5 USD/kg, giống gạo mới đắt gấp tám lần gạo truyền thống.
Cửa hàng bán gạo trực tuyến được hãng Yuan Ce Biological Technology, đối tác kinh doanh của nhóm nghiên cứu do ông Yuan Longping dẫn dắt, mở cửa từ tháng 8. Trang bán gạo trực tuyến đang bày bán loại gạo được thu hoạch từ năm ngoái và năm nay.
Tháng trước, cửa hàng có hơn 1.000 khách đặt mua và bán được gần sáu tấn gạo gồm nhiều loại khác nhau từ tháng 8. Công ty dự kiến đạt doanh thu 10 triệu nhân dân tệ, tương đương 1,5 triệu USD, cuối năm nay.
Theo Viện trưởng Viện Nông nghiệp Sinh thái Yunnan Na Zhongyuan, loại lúa mới không thể được chính thức gọi là “lúa biển” vì nó được trồng trong nước lợ, tức nơi nước biển pha với nước ngọt. Hàm lượng muối ở những khu vực nước lợ thường dưới 1%. Giới khoa học cho biết phải mất vài năm mới có thể phát triển được giống lúa có thể sống trong nước biển thuần túy.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.