Trung Quốc sáp nhập hàng loạt doanh nghiệp nhà nước

29/04/2015 10:09 GMT+7

(TNO) Trung Quốc sẽ tiến hành sáp nhập hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước và chỉ duy trì số lượng ở mức 40 doanh nghiệp. Đây được xem là nỗ lực của Trung Quốc nhằm tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động kém hiệu quả.

(TNO) Trung Quốc sẽ tiến hành sáp nhập hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước và chỉ duy trì số lượng ở mức 40 doanh nghiệp. Đây được xem là nỗ lực của Trung Quốc nhằm tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động kém hiệu quả.

Trụ sở của tập đoàn viễn thông nhà nước Trung Quốc China Unicom ở thủ đô Bắc Kinh - Ảnh: Reuters
Kế hoạch tái cơ cấu có vai trò rất quan trọng trong chính sách của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của khu vực nhà nước, Reuters đưa tin hôm 27.4.
Hiện tại, chính quyền trung ương Bắc Kinh đang sở hữu 112 tập đoàn, trong đó có 227 công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến. Tổng mức vốn hóa của các công ty này là hơn 10 nghìn tỉ nhân dân tệ, tương đương 1,6 nghìn tỉ USD. Thương mại sẽ là lĩnh vực đầu tiên tiến hành sáp nhập, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp cạnh tranh, một nguồn tin giấu tên cho Reuters biết.
Việc sáp nhập sẽ giúp Trung Quốc có thể tập trung được nhiều nguồn lực vào các doanh nghiệp lớn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh quốc tế. Gần đây, Trung Quốc đã sáp nhập 2 tập đoàn sản xuất xe lửa lớn nhất nước này là CSR Corp Ltd và China CNR Corp Ltd.
China Mobile, một trong những tập đoàn viễn thông có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới - Ảnh: Reuters
Vụ sáp nhập đã tạo ra một tập đoàn trị giá 26 tỉ USD, đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ quốc tế như tập đoàn công nghiệp khổng lồ Siemens AG của Đức và Bombardier Inc của Canada, theo Reuters.
Hiện tại, Bắc Kinh đang cố gắng để tìm ra một chính sách phù hợp nhằm trợ lực cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khi tăng trưởng kinh tế trong quý 1/2015 của Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.