Theo dõi gì từ kinh tế Trung Quốc năm 2017?

17/01/2017 03:41 GMT+7

Bài viết dưới đây là góc nhìn của Christopher Balding, giáo sư về kinh doanh và kinh tế tại HSBC Business School ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Ông Balding còn là tác giả của quyển sách Quỹ đầu tư quốc gia: Nút giao thông mới của tiền và quyền .

Mỗi tháng 12, giới lãnh đạo Trung Quốc lại họp để vạch ra chương trình nghị sự kinh tế cho năm sau. Và mỗi tháng 12, các nhà quan sát kinh tế Trung Quốc lại theo dõi sát sao. Họ nhớ rằng những gì chính phủ Trung Quốc công bố thường hiếm khi được đoán trước và rằng những nguồn cung cấp cái nhìn sâu sắc về kinh tế Đại lục thường được tìm thấy ở nơi khác. Dưới đây là một vài điểm quan trọng cần lưu ý khi nhắc đến kinh tế Trung Quốc trong năm nay.
Xem xét dữ liệu tăng trưởng tín dụng và giá cả bất động sản
Năm ngoái, giới lãnh đạo Trung Quốc mời chào về kế hoạch cho quá trình giảm nợ và cải cách phía cung. Năm nay, họ chào hàng thêm nhiều kế hoạch nữa cũng cho quá trình giảm nợ và cải cách phía cung. Tỷ lệ nợ tín dụng của Trung Quốc so với GDP tăng từ 246% lên 265% trong năm qua, theo nhà kinh tế Tom Orlik thuộc Bloomberg. Chính phủ Trung Quốc hiện vẫn nhắm đến mục tiêu tăng trưởng 6,5% cho năm nay, phần nhiều điều này sẽ phụ thuộc vào nợ tăng. Vì thế, hãy ít chú ý đến những cuộc họp và quan sát chặt hơn số liệu, cụ thể là số liệu tăng trưởng tín dụng và giá cả bất động sản.
Theo dõi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)
Dù muốn hay không, Trung Quốc vẫn gắn liền với kinh tế Mỹ. Chẳng may, không phải điều gì tốt với Mỹ cũng tốt cho Trung Quốc. Khi thị trường lao động Mỹ thắt chặt hơn và Tổng thống đắc cử Donald Trump hứa hẹn về gói kích thích kinh tế 1.000 tỉ USD, không có gì chắc chắn về động thái tăng tiếp lãi suất của Fed trong năm nay. Điều này có thể để lại một số tác động tích cực với Đại lục, song cũng sẽ đặt áp lực lên Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) trong việc hoặc tăng lãi suất hoặc chịu nguy cơ phá vỡ cái neo mềm buộc nhân dân tệ vào đô la Mỹ. Lãi suất cao hơn cũng làm tăng chi phí đi vay cho các doanh nghiệp Đại lục, vốn có nhiều cái tên có thể bị phá sản. Chuyện nước Mỹ tăng trưởng nhanh ra sao hay Fed nâng lãi suất thế nào đều có thể tác động mạnh vào kinh tế Trung Quốc.
Khi thuốc chữa còn tệ hơn cả căn bệnh
Giá cả gia tăng đã và đang thúc đẩy mọi thứ, từ các hãng than, thép cho đến tâm lý người tiêu dùng. Song với cảnh bong bóng đang chực bơm căng ở khắp nơi, chính phủ có vẻ như đang lát nền cho việc cải cách. Điều này có thể đồng nghĩa với việc lãi suất đi lên, các hạn chế mới về kinh doanh hoặc nhiều quy định khác được áp dụng. Dù cần thiết, những biện pháp trên cũng có nhiều rủi ro.
Sẵn sàng cho những bất ngờ
Trung Quốc từ lâu gặp vấn đề về chất lượng dữ liệu kinh tế. Ngay cả dàn lãnh đạo cấp cao cũng từng bày tỏ sự thất vọng khi không nhận được thông tin chính xác từ các tỉnh. Dữ liệu không đáng tin cậy khiến nguy cơ không được đánh giá đúng, làm tăng xác suất trải qua một cú sốc trong nước. Cú sốc này có thể đến từ bất ổn xã hội gắn chặt với tỷ lệ thất nghiệp được giấu đi. Thị trường trái phiếu biến động, các lo ngại về thanh khoản gia tăng và cảnh vỡ nợ đi lên - có rất nhiều cách để cảnh hỗn loạn trở thành sự thật. Khi những rủi ro được biết đến tích lũy, xác suất về một sự kiện bất ngờ để lại tác động lớn cũng tăng. Trong trường hợp trên, sai lầm lớn nhất người ta có thể có là dựa trên các giả định trong quá khứ để dự đoán tương lai.

tin liên quan

Vì sao Trung Quốc không giải được bài toán nợ?
Từ lâu kinh tế Trung Quốc đã có sẵn cái khuôn: Nếu tăng trưởng bắt đầu chậm lại đáng kể, giới hoạch định chính sách thận trọng ở Bắc Kinh luôn có thể chống đỡ tình hình bằng biện pháp kích thích tài chính.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.