Tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN

14/12/2017 06:01 GMT+7

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) giai đoạn 2017 - 2020.

Theo đề án, ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn là công nghiệp than; công nghiệp khoáng sản - luyện kim; công nghiệp điện; vật liệu nổ công nghiệp. Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN là công nghiệp cơ khí; công nghiệp hóa chất; công nghiệp vật liệu xây dựng; quản lý, khai thác cảng; vận tải, hoa tiêu, kho bãi; xây dựng công trình mỏ, dân dụng, công nghiệp, giao thông...
Theo kế hoạch sắp xếp của đề án này, các doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2017 - 2020 gồm: công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN: Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ (cổ phần hóa vào năm 2019); Công ty TNHH MTV hoa tiêu hàng hải: Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN nắm giữ 75% vốn điều lệ; Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng: Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên; Viện Cơ khí năng lượng và mỏ: Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN nắm giữ 51% vốn điều lệ; Công ty TNHH MTV nhôm Đắk Nông (hình thành từ việc chuyển đổi Công ty nhôm Đắk Nông): Cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ tại Văn bản số 484a/VPCP-CN ngày 28.2.2017.
16 đơn vị của tập đoàn sẽ giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN; 8 đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, giải thể, sắp xếp, tổ chức lại. 5 doanh nghiệp do Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ; Viện Khoa học công nghệ mỏ; Trường cao đẳng Than - Khoáng sản VN; Bệnh viện than - khoáng sản; Tạp chí than - khoáng sản. Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại ba công ty cổ phần: Than Vàng Danh, Than Hà Tu, Than Mông Dương...

tin liên quan

Nhà đầu tư ngoại chưa 'mặn' với doanh nghiệp nhà nước
Chiều 30.10, trình bày báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM), ông Nguyễn Đức Trung, Trưởng ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp (DN) của CIEM, cho hay trong tổng số 46 tổng công ty nhà nước có quy mô tương đối lớn, tỷ lệ bán vốn cho cổ đông chiến lược chỉ bán được hơn 12.700 tỉ đồng trong số hơn 28.000 tỉ đồng được phê duyệt
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.