Tái cơ cấu nguồn nhân lực trong khó khăn

28/03/2012 18:21 GMT+7

(TNO) Năm 2012 được các chuyên gia kinh tế dự báo là một năm tiếp tục khó khăn. Gần hết quý I, tại nhiều doanh nghiệp (DN) doanh thu và lợi nhuận suy giảm, thậm chí có DN phải đóng cửa hoặc tạm ngừng sản xuất. Không ít DN đang đối mặt với việc tái cấu trúc nhân sự để cắt giảm chi phí.

(TNO) Năm 2012 được các chuyên gia kinh tế dự báo là một năm tiếp tục khó khăn. Gần hết quý I, tại nhiều doanh nghiệp (DN) doanh thu và lợi nhuận suy giảm, thậm chí có DN phải đóng cửa hoặc tạm ngừng sản xuất. Không ít DN đang đối mặt với việc tái cấu trúc nhân sự để cắt giảm chi phí.

>> Tuyển dụng nhân sự năm 2012: Lao động giỏi cao giá
>> Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
>> Đến Việt Nam tìm cơ hội
>> Thị trường lao động cần tay nghề cao

Coi đồng nghiệp là… thượng đế

Tạm ngừng hoạt động, sa thải nhân công là biện pháp được nhiều DN áp dụng trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, tại diễn đàn “Quản trị nguồn nhân lực trong giai đoạn khó khăn” do Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ LĐ-TB-XH, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 28.3, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, thực tế nhiều DN đã chọn cách làm ngược lại, giai đoạn khó khăn chính là cơ hội để tăng cường ưu đãi, tìm các giải pháp quản trị nguồn nhân lực.

Theo ông Lương Hà, Giám đốc Công ty sự kiện và truyền thông Say Chesse (TP.HCM), việc cắt giảm nhân sự tuy có thể tức thời giảm được phần nào chi phí nhưng hậu quả sẽ vô cùng nặng nề, nhất là với ngành dịch vụ “làm việc bởi con người và cho con người”.

Ông Hà nhấn mạnh: “Giảm nhân viên không chỉ gây hiệu ứng bất mãn lây lan trong tinh thần làm việc của những nhân viên ở lại mà còn có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác như mất khách hàng, mất bí quyết công nghệ vào tay đối thủ”.

Thay vì chỉ nghĩ đến việc sa thải nhân viên, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Thái Hà Books, cho rằng trong khủng hoảng, lãnh đạo các DN nên gần gũi nhân viên. Khách hàng chưa phải là thượng đế. Thượng đế chính là đồng nghiệp của mình.  

Cơ hội đào tạo và chiêu mộ nhân tài

Theo các chuyên gia, một chiến lược nhân sự hiệu quả và bền vững phải đặt phúc lợi nhân viên lên hàng đầu và gắn lợi ích của nhân viên với DN. Trong đó, cần xem thời kỳ khủng hoảng như một giai đoạn “thấp điểm” trong kinh doanh và tận dụng giai đoạn này để đẩy mạnh công tác đào tạo huấn luyện nhân viên.


      Đẩy mạnh  đào tạo nhân viên là việc các DN nên làm trong giai đoạn khó khăn
-
Ảnh: H.Bình

Ông Lương Hà chia sẻ: “Điều này thoạt nghe thì dường như vô lý bởi lẽ việc huấn luyện đào tạo lại đòi hỏi những khoản chi phí tốn kém nhất định. Nhưng nếu xét lại thì chi phí đào tạo nhân sự là sự đầu tư cho tương lai, chứ không đơn thuần là một khoản chi phí. Chất lượng nhân sự được nâng cao có thể giúp DN vượt qua khó khăn và vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh".

Kinh nghiệm tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, các DN để phát triển vững mạnh đều rất coi trọng chiến lược ổn định nhân sự. Đơn cử Nhật, họ coi trọng sự trung thành của nhân viên đối với công ty. Khi các công ty Nhật lâm vào khủng hoảng, thông thường họ sử dụng thời gian này để tái đào tạo nhân viên, chuẩn bị cho lúc tình hình được cải thiện.

Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, những DN nào biết “tái cơ cấu” lại nguồn lực - trong đó có việc tái cơ cấu nhân lực sẽ tìm kiếm được nhiều thành công hơn khi nền kinh tế đi vào ổn định.

                                                                                                                          Hải Bình

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.