Quốc hội Síp nói "không" với đánh thuế tiền gửi ngân hàng

20/03/2013 23:40 GMT+7

(TNO) Síp đang cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía Nga sau khi Quốc hội đảo quốc này bác bỏ đề xuất đánh thuế vào tiền gửi ngân hàng, vốn là một nỗ lực của chính phủ Síp nhằm đáp ứng điều kiện đánh đổi lấy viện trợ tài chính từ Liên minh châu u (EU), Ngân hàng Trung ương châu u (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), AFP đưa tin ngày 20.3.

(TNO) Síp đang cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía Nga sau khi Quốc hội đảo quốc này bác bỏ đề xuất đánh thuế vào tiền gửi ngân hàng, vốn là một nỗ lực của chính phủ Síp nhằm đáp ứng điều kiện đánh đổi lấy viện trợ tài chính từ Liên minh châu u (EU), Ngân hàng Trung ương châu u (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), AFP đưa tin ngày 20.3.

Ngoại trưởng Síp Michalis Sarris sẽ gặp gỡ người đồng cấp Nga, ông Anton Siluanov, vào ngày 20.3 với hy vọng Chính phủ Nga sẽ tăng thêm tiền cho vay từ khoản vay trị giá 2,5 tỉ EUR mà Moscow đã rót cho chính phủ Síp hồi năm 2011.

Cuộc gặp gỡ được lên lịch chỉ một ngày sau khi Quốc hội Síp bác bỏ đề xuất đánh thuế lên tiền gửi ngân hàng của chính phủ Tổng thống Síp Nicos Anastasiades.

Síp quay sang tìm sự giúp đỡ từ Nga
Người dân đảo Síp xuống đường biểu tình phản đối đề xuất đánh thuế tiền gửi ngân hàng của chính phủ, kêu gọi Quốc hội nói “không” với đề xuất này - Ảnh: AFP

Được biết, vì muốn trốn thuế tại quê nhà, nhiều nhà giàu Nga đã gửi tiền vào các ngân hàng tại Síp. Số lượng tiền gửi của người Nga tại Síp chiếm tỷ lệ từ 1/3 đến 1/2 tổng số tiền gửi tại đảo quốc này.

Hôm 18.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng chỉ trích đề xuất đánh thuế tiền gửi ngân hàng của chính phủ Síp là “không công bằng, thiếu chuyên nghiệp và nguy hiểm”, cho thấy quan hệ giữa lãnh đạo hai nước không tốt đẹp cho lắm.

Giới quan sát dự đoán Síp có thể thuyết phục Nga giúp đỡ nhờ vào “quân bài” khí đốt tự nhiên. Chính phủ Síp có thể sẽ đưa ra đề nghị cho phép tập đoàn khai thác khí đốt hàng đầu của Nga là Gazprom hoạt động tại đảo quốc này.

Tuy nhiên, Gazprom đã từ chối xác nhận thông tin đàm phán với chính phủ Síp, theo AFP. Các quan chức chính phủ Nga cho đến nay vẫn phủ nhận khả năng sẽ cho Síp vay thêm tiền.

Síp quay sang tìm sự giúp đỡ từ Nga
Quốc hội Síp bác bỏ đề xuất đánh thuế lên tiền gửi ngân hàng với số lượng phiếu chống áp đảo - Ảnh: AFP

Quốc hội Síp thẳng thừng bác bỏ đề xuất thuế mới

Việc có đến 36 nghị sĩ bỏ phiếu chống, 19 bỏ phiếu trắng và không có ai bỏ phiếu thuận cho đề xuất đánh thuế lên tiền gửi ngân hàng đã khiến cho hàng ngàn người biểu tình đứng tụ tập bên ngoài tòa nhà Quốc hội reo hò vui mừng.

Theo thỏa thuận đạt được vào cuối tuần trước, EU, ECB và IMF sẽ viện trợ cho Síp một khoản tiền trị giá 10 tỉ EUR, tức khoảng 13 tỉ USD, với điều kiện đảo quốc này phải tăng ngân sách lên thêm 5,8 tỉ EUR.

 

Các nghị sĩ Quốc hội đảo Síp hôm 19.3 đã thẳng thừng bỏ phiếu bác bỏ đề xuất đánh thuế lên tiền gửi ngân hàng của chính phủ và lên án điều kiện mà EU, ECB và IMF đưa ra để đổi lấy viện trợ là một sự “tống tiền”.

Để đạt được điều kiện nói trên, chính phủ Síp đã đề xuất mức thuế lên đến 9,9% đánh lên các khoản tiền gửi ngân hàng trong nước, một điều chưa từng có tiền lệ tại nước này.

Đề xuất lập tức vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân và làm dấy lên lo ngại rằng những quốc gia thành viên EU khác cũng đang vật lộn đối phó với khủng hoảng nợ như Ý và Tây Ban Nha sẽ bắt chước theo.

Trước làn sóng phản đối của người dân, chính phủ Síp đã có nhượng bộ và hôm 19.3, chính phủ đảo quốc này đã đề xuất không đánh thuế đối với các khoản tiền gửi có giá trị dưới 20.000 EUR, trong khi vẫn áp mức thuế 6,75% đối với các khoản tiền gửi trị giá từ 20.000 - 100.000 EUR và 9,9% đối với các khoản tiền gửi trị giá trên 100.000 EUR.

Tuy nhiên đề xuất có điều chỉnh này vẫn bị chỉ trích gay gắt và đã bị Quốc hội bác bỏ với số phiếu chống áp đảo, khiến cho khối eurozone một lần nữa lại rơi vào bất ổn và buộc Síp phải gấp rút tìm nguồn tài chính khác nếu không muốn bị phá sản.

Trong khi đó, ECB tuyên bố vẫn sẽ viện trợ tài chính cho các ngân hàng Síp, một động thái được đánh giá là sẽ cho các bên có liên quan có thêm thời gian để tìm ra giải pháp giải quyết thế bế tắc mà cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Síp vừa gây ra.

Hoàng Uy

>> Phát hiện làng nông nghiệp cổ trên đảo Síp
>> Ẩu đả với đồng hương, một binh sĩ Anh bị đâm chết ở Síp
>> Đại sứ Syria tại Síp đào tẩu
>> Úc tăng viện trợ cho Myanmar
>> Triều Tiên bị dọa giảm viện trợ
>> Pháp viện trợ cho phe nổi dậy Syria
>> Triều Tiên kêu gọi viện trợ lương thực gấp
>> Đức từ chối viện trợ tài chính cho Tây Ban Nha và Ý
>> Viện trợ phát triển kiểu mới
>> Tây Ban Nha và Cyprus xin EU viện trợ
>> Tây Ban Nha sẽ được viện trợ 100 tỉ euro
>> Chính phủ Đan Mạch tạm dừng viện trợ cho 3 dự án: Hai bên sẽ xem xét vụ việc kỹ lưỡng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.