Phát triển kinh tế theo chiều sâu: Then chốt là phân bổ nguồn lực

23/10/2015 18:24 GMT+7

(TNO) “Sự độc quyền và ưu đãi đặc quyền cho các doanh nghiệp nhà nước sẽ không đảm bảo được việc phân bổ nguồn lực xã hội hiệu quả".

(TNO) “Sự độc quyền và ưu đãi đặc quyền cho các doanh nghiệp nhà nước sẽ không đảm bảo được việc phân bổ nguồn lực xã hội hiệu quả".

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) đã bày tỏ quan điểm trên khi phát biểu thảo luận tại tổ của Quốc hội ngày hôm nay 23.10.
Đai-bieu-Quoc-hoiĐBQH Nguyễn Phi Thường phát biểu thảo luận - Ảnh: Ngọc Thắng
Góp ý về dự thảo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và 30 năm đổi mới, nhận định tình hình, chỉ ra mục tiêu, phương hướng phát triển 5 năm tới..., ĐB Nguyễn Phi Thường cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, điểm then chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu (chuyển từ lượng sang chất) ở Việt Nam nằm ở khả năng phân bổ nguồn lực hiệu quả cho các thành phần kinh tế, ở cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ mới để tăng năng suất. “Các yếu tố này xét cho cùng đều phụ thuộc vào đổi mới tư duy và cải cách thể chế cùng phương thức vận hành hệ thống quản lý”, ĐB Thường nói.
Theo ĐB Thường, việc đổi mới phân bổ nguồn lực phụ thuộc lớn vào thay đổi nhận thức về vai trò của các thành phần kinh tế, mà cụ thể là nhận thức về vai trò của các doanh nghiệp nhà nước. “Nhà nước làm kinh tế khi và chỉ khi doanh nghiệp tư nhân làm không tốt bằng hoặc không muốn làm (trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hay công ích cơ bản). Còn lại cần để cho thị trường tự điều tiết và khu vực tư nhân đảm nhận”, ĐB Thường nêu quan điểm.
ĐB Thường cho rằng, “trong bối cảnh chúng ta đang tái cơ cấu đầu tư công, thiếu nguồn lực tài chính, nợ công và bội chi ngân sách cao hiện nay thì việc huy động nguồn lực xã hội qua các hình thức đối tác công tư PPP (trong đó có hình thức nhượng quyền khai thác các công trình hạ tầng giao thông) có thể coi là đột phá của đột phá với bước thay đổi tư duy lớn, một quyết sách lớn với tầm nhìn cho cả 1, 2 thập kỷ tới”. Nhưng hình thức này nếu không được tổ chức tốt, giám sát chặt cũng có thể dẫn tới lợi ích nhóm. “Phải tổ chức thực hiện công khai minh bạch để triệt tiêu được tiêu cực và lợi ích nhóm”, ĐB Thường đề nghị.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.