Pepsico Việt Nam giới thiệu sáng kiến giúp tăng nhận thức về quản lý chất thải nhựa

07/11/2020 10:00 GMT+7

Ngày 6.11, PepsiCo Việt Nam cùng Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) và trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) giới thiệu dự án “Tăng cường nhận thức về quản lý chất thải nhựa”.

Dự án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải và giảm lượng chất thải nhựa ra môi trường. Trong khuôn khổ nội dung, dự án hướng đến tập huấn cho 60 lãnh đạo Môi trường trẻ Việt Nam. Các hoạt động này nhằm mục đích tăng cường tái chế nhựa trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về rác thải nhựa sử dụng một lần và khuyến khích thay đổi hành vi hướng tới bền vững, đặc biệt là trong thu gom và xử lý rác thải.
Dự án được tài trợ bởi Quỹ PepsiCo (PepsiCo Foundation) - tổ chức hướng đến các hoạt động cộng đồng trực thuộc Tập đoàn PepsiCo, một trong những tập đoàn hàng đầu về thực phẩm và nước uống. Đây là một trong nhiều hoạt động nằm trong hướng tiếp cận của tập đoàn PepsiCo toàn cầu nhằm hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn hướng tới tầm nhìn về một thế giới - nơi nhựa không còn là rác thải.
Theo PGS-TS Bùi Đức Thọ - Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân: “Việc kiểm soát rác thải nhựa và túi nilon đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách hiện nay. Để giảm thiểu ô nhiễm cần nhiều giải pháp đồng bộ, lâu dài và thay đổi thói quen của cộng đồng, đặc biệt là đối tượng người trẻ. Thông qua Lễ khởi động dự án lần này, Trường đại học Kinh tế Quốc dân mong muốn toàn bộ cán bộ, giảng viên và sinh viên của trường sẽ là những người nêu gương và lan tỏa việc giảm thiểu rác thải nhựa, túi nilon ra môi trường".
PGS-TS Bùi Đức Thọ - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân - phát biểu tại lễ khởi động chương trình

PGS-TS Bùi Đức Thọ - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân - phát biểu tại lễ khởi động chương trình

Chương trình giới thiệu và khởi động dự án có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về môi trường, 35 lãnh đạo Môi trường trẻ khu vực phía Bắc cùng 150 sinh viên Trường đại học Kinh tế Quốc dân. Chương trình tập huấn lãnh đạo trẻ môi trường diễn ra ngay sau đó và kéo dài trong hai ngày 6 và 7.11.
Dự án đã thành lập một mạng lưới lãnh đạo môi trường đến từ 5 khu vực: Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Yên - Khánh Hòa, TP.HCM, An Giang - Cần Thơ. 60 bạn trẻ tuổi từ 18 đến 25 đã trải qua vòng tuyển chọn kỹ lưỡng để trở thành lực lượng nòng cốt triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trong trường học và cộng đồng.
Dự án “Tăng cường nhận thức về quản lý rác thải nhựa” hướng tới những kết quả tích cực, bao gồm:
• 60 lãnh đạo môi trường hỗ trợ các chiến dịch và chương trình roadshow nhân Ngày Môi trường thế giới tại 30 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông cho 24.000 học sinh;
• Hỗ trợ các chiến dịch và chương trình về Ngày Môi trường thế giới tại 5 trường đại học cho 500 sinh viên;
• Tổ chức 8 buổi triển lãm tại 8 trường học và 3 triển lãm, hội chợ khoa học tại các vùng miền, bao gồm Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ, An Giang, TP.HCM.
“PepsiCo đặt ra các cam kết toàn cầu hướng đến việc đạt được các mục tiêu bao bì bền vững vào năm 2025. Theo đó, 100% bao bì của chúng tôi được thiết kế để có thể tái chế, phân hủy và phân hủy sinh học. Chúng tôi cũng tăng hàm lượng tái chế lên 25% trong bao bì nhựa của các sản phẩm, giảm 35% nhựa nguyên sinh trong danh mục các sản phẩm đồ uống” - ông Sudipto Mozumdar, Tổng giám đốc PepsiCo Việt Nam chia sẻ.
Giảm thiểu chất thải nhựa là một trong những vấn đề trọng tâm trong các năm tới

Giảm thiểu chất thải nhựa là một trong những vấn đề trọng tâm trong các năm tới

Bà Tô Kim Liên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) khẳng định: “Ngoài việc nâng cao nhận thức của giới trẻ, CED hợp tác với các doanh nghiệp để nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm nhựa và khuyến khích các họ giảm thiểu rác thải nhựa thông qua các hội thảo. Chúng tôi cũng hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp để giúp họ thay đổi công nghệ hoặc tạo ra các giải pháp thay thế sáng tạo nhằm giảm thiểu và tái sử dụng rác thải nhựa trong ngành bao bì; đồng thời, tạo đối thoại giữa chính phủ và doanh nghiệp”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.