Nông nghiệp công nghệ cao trở thành 'làn sóng mới'

02/12/2015 14:52 GMT+7

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao được Bộ NN-PTNT bình chọn là 1 trong 10 vấn đề nổi bật của nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn 2010-2015.

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao được Bộ NN-PTNT bình chọn là 1 trong 10 vấn đề nổi bật của nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn 2010-2015.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh: Ngọc MinhNgày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh: Ngọc Minh
Theo Bộ NN-PTNT, nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đã trở thành “làn sóng mới” trong lĩnh vực nông nghiệp. Với tiềm lực về vốn, kinh nghiệm thương trường, được sự giúp sức của các nhà khoa học…, các doanh nghiệp lớn tập trung đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có chú trọng áp dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống, sản xuất và sử dụng các chế phẩm sinh học..., đang tạo ra những sản phẩm chất lượng, được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi, bước đầu cạnh tranh được với hàng hóa nhập ngoại và hướng tới xuất khẩu.
Các vấn đề nổi bật khác được Bộ NN-PTNT bình chọn như: xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước, được cả hệ thống chính trị và người dân đồng tình hưởng ứng; kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 30 tỉ USD vào năm 2014 với 10 loại nông sản xuất khẩu đạt hơn 1 tỉ USD/năm; hình ảnh những cán bộ Kiểm ngư anh dũng đấu tranh trên biển đã khích lệ lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
Theo Bộ NN-PTNT, tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai thực hiện; Quốc hội thông qua chủ trương giữ ổn định 3,8 triệu ha đất trồng lúa; ban hành thông tư liên tịch về “kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính” trong Ngành NN-PTNT đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc hệ thống cũng là những vấn đề nổi bật trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2015.
Các sự kiện nổi bật còn lại gồm: nguồn vốn ODA huy động trong nông nghiệp, nông thôn đạt mức kỷ lục với hơn 2,7 tỉ USD trong 5 năm qua; Quốc hội thông qua nhiều bộ luật nhất về lĩnh vực nông nghiệp như luật Phòng chống chống thiên tai, luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, luật Thú y; chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách có hiệu quả rõ rệt nhất đối với việc bảo vệ và phát triển rừng hiện nay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.