Nông nghiệp công nghệ cao - Kỳ 12: Buộc trai nhả ngọc phủ phù điêu

28/04/2015 08:45 GMT+7

Sau hơn 20 năm mày mò nghiên cứu, một lão nông ở Đồng Nai đã làm nên điều bất ngờ khi có thể tạo ra những bức phù điêu ngọc trai từ con trai nước ngọt.

Sau hơn 20 năm mày mò nghiên cứu, một lão nông ở Đồng Nai đã làm nên điều bất ngờ khi có thể tạo ra những bức phù điêu ngọc trai từ con trai nước ngọt.
Những bức phù điêu được ông cấy vào con trai bằng cách đục lỗ trên vỏ và dán băng keo lại (phù điêu ngọc trai - ảnh nhỏ) - Ảnh: Lê LâmNhững bức phù điêu được ông cấy vào con trai bằng cách đục lỗ trên vỏ và dán băng keo lại (phù điêu ngọc trai - ảnh nhỏ) - Ảnh: Lê Lâm
Sản phẩm của ông đã được Sở Khoa học - Công nghệ (KH-CN) Đồng Nai trao giải thưởng về sáng tạo khoa học kỹ thuật. Hiện ông đang hoàn tất thủ tục để đăng ký quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật này.
Hơn 20 năm về trước, tỉnh Đồng Nai có chương trình giới thiệu, tập huấn cho bà con ở H.Tân Phú về kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai nước ngọt. Dù không được mời tham gia nhưng nông dân Phạm Văn Hướng (hiện 71 tuổi, ngụ ấp Ngọc Lâm 3, xã Phú Xuân, H.Tân Phú, Đồng Nai) lại rất quan tâm nên sau đó ông đã tìm đến những người được tập huấn xin chỉ giáo.
Bắt tay vào làm, ông Hướng nhận thấy nếu tạo ra ngọc nhỏ thì không bán được vì nó quá thường, nhưng nếu cấy hạt lớn thì con trai lại chết. Đang phân vân tính bỏ cuộc thì ông may mắn tham khảo được tập tài liệu nói về ngọc trai hình phù điêu của người Trung Quốc.
Ông Hướng nói: “Tôi thấy ngọc trai đã quý rồi, nếu được tạo thành những phù điêu hình phật, tượng chúa, mang tính chất tâm linh thì có thể được thị trường ưa chuộng. Thế là tôi bắt tay thực hiện ngay”.
Ông Hướng kể mới đầu khi đưa vào trai những bức phù điêu bằng xi măng ông làm sẵn vào theo đường miệng thì trai nhả ra. Nhiều lần như vậy biết là không ăn thua, ông liền tìm cách khác. Cái hướng ông nghĩ tới vô cùng táo bạo là đục vỏ con trai, rồi nhét phù điêu vào, tiếp đến dùng băng dán bịt lỗ thủng lại. Mới đầu thì đục lỗ nhỏ, sau to dần lên. Ông cũng phát hiện ra rằng vỏ con trai có hai lớp màng, mình tác động vào lớp ngoài thì không sao, chứ đụng vào lớp màng phía trong là con trai chết ngay. Vì vậy, muốn cấy thành công phải đặt phù điêu chính giữa hai lớp màng đó. Ngoài ra, để cho phù điêu sau khi được trai phủ ngọc, thẳng, đẹp, cần biết cách đặt ở vị trí phù hợp. Thời gian để tạo ra một bức phù điêu hoàn hảo là phải đúng hai năm, nếu sớm quá thì ngọc chưa phủ kín, còn lâu hơn thì trai nhả ngọc bọc dày lấp cả hoa văn.
Kiên nhẫn mày mò, rút kinh nghiệm từng chút một, phải mất đến hơn 20 năm sau kể từ ngày bắt tay vào tạo ngọc từ trai nước ngọt, ông Hướng mới thành công.
Mừng rỡ, ông lập tức đem trai đến các cửa hàng trang sức lớn ở thành phố với tâm trạng háo hức, phấn khởi ký gửi ở đó bán giùm. Nhưng ông đành tiu nghỉu đi về vì không cửa hàng nào dám nhận ký gửi sản phẩm của ông. Lý do là họ không tin. “Họ nói rằng đồ này làm bằng nhựa, ông định lừa chúng tôi à”, ông Hướng kể. Biết chuyện, nhiều người có kiến thức đã chỉ ông tham gia giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật của tỉnh để tạo cơ sở bước đầu. Được các nhà khoa học nhìn nhận, xác thực coi như sản phẩm đã có “khai sinh, hộ khẩu”. Ông liền đăng ký tham gia và đoạt giải ba (năm 2013).
Hiện tại, ông Hướng đang hoàn tất các thủ tục để đăng ký quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật này và chuẩn bị nguồn sản phẩm để cung cấp cho thị trường.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.