Nhiều khu vực ở Hà Nội điêu đứng vì mất nước sinh hoạt

17/08/2015 18:38 GMT+7

(TNO) Cả đơn vị cấp nước sạch và công ty phân phối nước sạch của Vinaconex đều khẳng định công tác cấp nước đã gần như trở lại bình thường sau sự cố, nhưng theo khảo sát của PV Thanh Niên Online , không ít hộ dân ở Hà Nội đang điêu đứng, sinh hoạt đảo lộn vì thiếu nước sạch cấp từ đường ống nước của sông Đà.

(TNO) Cả đơn vị cấp nước sạch và công ty phân phối nước sạch của Vinaconex đều khẳng định công tác cấp nước đã gần như trở lại bình thường sau sự cố, nhưng theo khảo sát của Thanh Niên Online, không ít hộ dân ở Hà Nội đang điêu đứng, sinh hoạt đảo lộn do thiếu nước sạch cấp từ đường ống của sông Đà.

mat-nuoc-sinh-hoatChủ một quán ăn tại khu tập thể Nam Thành Công, quận Đống Đa rửa bát chỉ với 1 xô nước. Chị này lý giải bình thường không như vậy, nhưng đã mất nước vài ngày nên không còn cách nào khác - Ảnh: Phạm Dự
Trao đổi với PV Thanh Niên Online, ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Công ty CP nước sạch sông Đà (Vinasupco), thuộc Tổng công ty Vinaconex cho biết, trên địa bàn Hà Nội có nhiều đơn vị cấp nước sạch, trong đó, đường ống nước sạch sông Đà đang giải quyết khoảng 30% nhu cầu dùng nước sạch cho người dân Hà Nội. Sau sự cố vỡ đường ống kép hôm 13.8, ngày 15.8 đã khắc phục xong và cấp lại nước. Áp lực đo được ở điểm cuối ống tại vị trí vành đai 3 ngày 17.8 là 1,5 - 1,6 kg. Đây là mức bình thường Vinasupco vẫn duy trì.
Thế nhưng, ông Nguyễn Anh Việt, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và kinh doanh nước sạch Viwaco, thuộc Vinaconex lại cho hay, trước khi xảy ra sự cố kép vỡ đường ống nước sạch sông Đà hôm 13.8, đơn vị này vẫn nhận nước với áp lực 1,8 kg tại điểm đầu ống ở vị trí đường vành đai 3.
Còn hiện nay chỉ nhận nước với áp lực 1,5 - 1,6 kg cũng tại vị trí kể trên, giảm hơn so với bình thường.
Lý giải về nguyên nhân nhiều khu dân cư vẫn chưa có nước sạch, ông Việt cho biết, do mất nước dài ngày, nhu cầu sử dụng nước của người dân cũng tăng cao hơn nhiều. Chưa kể, các bể dự trữ của những hộ đầu nguồn đều dùng hết, cần phải có thời gian để chảy đầy. Đây là một trong các lý do khiến những hộ ở cuối nguồn phải mất chừng 2 ngày nữa mới có nước trở lại như bình thường. Do vậy, Viwaco phải khắc phục bằng cách điều tiết, cấp luân phiên mỗi khu vực vài giờ/ngày.
mat-nuoc-sinh-hoatChị Nguyễn Thị Hương ở khu tập thể ĐH Luật Hà Nội trên phố Nguyên Hồng, quận Đống Đa ngao ngán ngóng chờ nước sạch - Ảnh: Phạm Dự
Chị Nguyễn Thị Thanh Loan, số 36 ngõ 20, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm cho hay: "Nhà tôi mất nước từ sáng hôm 13.8 đến nay chưa có. Hàng ngày phải đi xin nước của nhà hàng xóm để dùng, mỗi hôm xin được một vài xô. Quần áo, bát đĩa dồn ứ cả mấy ngày không có nước để giặt rửa".
Chị Vũ Thị Hương, nhà tổ 12, phường Láng Thượng, quận Đống Đa cũng cho biết nhà chị và các hộ trong ngõ, trong tổ cả tuần nay đều bị mất nước sinh hoạt. Mỗi ngày phải đi xin nước giếng khoan dùng để vệ sinh cá nhân, còn nước ăn vẫn phải mua từng bình nước lọc một. Vừa tốn kém, vừa khó khăn đủ đường.
mat-nuoc-sinh-hoatNiêm vui của một người dân ở phố Vũ Ngọc Phan, quận Đống Đa, khu vực mất nước sinh hoạt đã 5 ngày sau khi nhận được nước từ xe téc chiều 16.8 - Ảnh: Anh Đan
Anh Vũ Văn Hưng, 45 tuổi, tổ 31, phường Láng Thượng, quận Đống Đa cho biết, thời gian gần đây mất nước liên tục khiến gia đình tôi luôn sống trong cảnh khổ sở đủ đường. Hàng ngày phải kiếm đủ xô chậu… đi xin nước của những nhà có giếng khoan trong tổ về để vệ sinh cá nhân. Còn nước ăn thì phải đi mua từng bình một.
Theo bác Nguyễn Văn Hùng, nhà ở khu tập thể Nam Thành Công, quận Đống Đa, cả tuần nay toàn khu bị mất nước sinh hoạt, mỗi hôm đi xin được vài xô nước về nấu ăn, còn lại tắm giặt đều phải đi nhờ nhà người quen ở các khu khác. Có những hôm, cả nhà không ngủ được vì nhà vệ sinh bốc mùi hôi thối nồng nặc vì không có nước xả.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.