Nhà nông phục vụ tết - Kỳ 23: Làng hoa truyền thống Huế vào mùa

14/02/2015 10:15 GMT+7

(TNO) Phú Mậu (H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) là làng hoa lớn nhất và nổi tiếng bao đời nay của Huế. Những năm gần đây, bên cạnh các loại hoa truyền thống như cúc, thược dược, vạn thọ, huệ..., nông dân còn trồng thêm nhiều loại hoa mới như hoa ly, phong lan... phục vụ tết.

(TNO) Phú Mậu (H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) là làng hoa lớn nhất và nổi tiếng bao đời nay của Huế. Những năm gần đây, bên cạnh các loại hoa truyền thống như cúc, thược dược, vạn thọ, huệ..., nông dân còn trồng thêm nhiều loại hoa mới như hoa ly, phong lan... phục vụ tết.

 
Ông Lê Văn Lự với vườn lan mokara đang trổ hoa đón tếtÔng Lê Văn Lự với vườn lan mokara đang trổ hoa đón tết
Về làng hoa Phú Mậu, hỏi vườn hoa ông Lê Văn Lự ai cũng biết. Bởi ông Lự là người trồng hoa nhiều nhất làng, đặc biệt ông còn là người tiên phong trồng thử nghiệm với các giống hoa ly cùng các loài phong lan quý. Tuy nguồn gốc giống được nhập từ các nước như: Hà Lan, Chile, Thái Lan…, nhưng những loại hoa cao cấp này khi được ươm trồng trên đất vùng đất cố đô lại mang nét đẹp riêng, được khách hàng ưa chuộng.
Ông Lê Văn Lự đang thử nghiệm thêm loại lan hồ điệpÔng Lê Văn Lự đang thử nghiệm thêm loại lan hồ điệp
Những ngày cuối năm, làng hoa Phú Mậu tấp nập thương lái về mua hoa cung ứng trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Không dừng ở các loại hoa truyền thống, đơn giản và dễ trồng, làng hoa dần phát triển trồng thêm loài hoa chất lượng cao, đặc biệt là ly và phong lan. Ông Lự đã mạnh dạn đầu tư trồng thành công và hướng dẫn nhiều gia đình khác trồng theo như hộ Nguyễn Văn Dũng, Ngô Quốc An, Hà Thị Hiệp…“Cúc, thược dược dễ trồng nhưng giá trị không cao. Cách đây 8 năm, trong một lần ra Hà Nội, thấy người ta trồng ly rất có hiệu quả, tôi liền mua một ít giống về trồng thử nghiệm và thấy rất có triển vọng. Thế là các năm tiếp sau, tôi đầu tư làm nhà kính mở rộng diện tích…”, ông Lự cho biết.
Theo ông Lự, năm nay thời tiết khá thuận lợi cho các loại hoa tết phát triển. So với các loại hoa thường được trồng của làng thì hoa ly và lan cần có sự đầu tư và kỹ thuật chăm bón có phần kỹ càng hơn. Người nông dân chỉ cần chăm bón hợp lý bởi ly chỉ sống trong nhà mái và khá “đỏng đảnh” với thời tiết. Nhiệt độ tốt cho cây phát triển thường từ 20 - 27 độ C. Còn lan mokara là một trong những loại lan rất “dễ tính” lại trổ hoa quanh năm nên cho thu nhập đều. Bắt đầu trồng mokara từ năm 2011, hiện ông Lự chuẩn bị vật liệu để qua tết mở rộng vườn lan mokara. Ngoài ra, ông còn nhân giống lan mokara để bà con trong làng lấy về trồng thử. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên ông Lự thử nghiệm thành công với lan hồ điệp. “Hy vọng, tết sang năm không chỉ có cúc, ly, lan mokara như các năm mà còn cung ứng thêm lan hồ điệp để mọi người treo trong nhà thêm đậm sắc xuân…”, ông Lự chia sẻ.
Hơn 3.000 gốc ly đang hé nụ sẵn sàng cho ngày tết Hơn 3.000 gốc ly đang hé nụ sẵn sàng cho ngày tết
Mùa tết năm nay, ông Lự trồng 10.000 gốc các loại cúc cùng 3.000 gốc hoa ly với nhiều màu khác nhau có xuất xứ từ Hà Lan và Chile. Đặc biệt, hơn 500 gốc lan mokara cũng đang chớm nụ xinh xắn khoe vẻ kiêu sa vốn có của loài lan. Hoa ly cho giá trị kinh tế cao, mỗi gốc thường được bán giá 50.000 đồng. Trong đó tiền giống và công cán khoảng 25.000 đồng. Chỉ riêng hoa ly, ông Lự đã thu lãi gần 80 triệu đồng. Lan mokara cho ra hoa thường xuyên, một năm ra từ 6 - 8 nhành. Đến tết, mỗi nhành dao động từ 10.000 - 15.000 đồng, mỗi cây có giá 250.000 đồng.
Ông Trần Vãng, Phó chủ tịch UBND xã Phú Mậu, cho biết: “Diện tích trồng hoa ở Phú Mậu có 13 ha với khoảng 500 hộ trồng hoa. Bà con chủ yếu trồng các loại hoa cúc, thược dược, vạn thọ… cung ứng quanh năm. Tết là thời điểm làng hoa rộn ràng nhất. Bà con nông dân ai cũng tất bật chuẩn bị phục vụ hoa tết”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.