'Mỏ vàng' 953.000 tỉ đồng chờ doanh nghiệp khai phá

Anh Vũ
Anh Vũ
26/03/2019 14:05 GMT+7

Đó là tiềm năng về thương mại trên nền tảng số được các chuyên gia khuyến nghị sẽ trở thành cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo báo cáo được trình bày tại hội thảo "Cách mạng dữ liệu: Thương mại trên nền tảng số và cơ hội cho Việt Nam" do Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) tổ chức sáng 26.3, tiềm năng thương mại trên nền tảng số của Việt Nam có thể lên đến 953.000 tỉ đồng, xét về giá trị kinh tế vào năm 2030.
TS Konstantin Matthieus đến từ Công ty AlphaBeta cho biết, thương mại số đang tạo ra cho nền kinh tế trong nước giá trị kinh tế lên đến 81.000 tỉ đồng. Xuất khẩu ngành kỹ thuật đứng thứ 8 tại Việt Nam với giá trị 97.000 tỉ đồng; trong khi tiềm năng của xuất khẩu kỹ thuật số sẽ tăng 570% đến trước năm 2030, với giá trị 652.000 tỉ đồng.
Để tận dụng được tiềm năng này, ông Matthieus khuyến nghị Việt Nam nên có hành động trong 3 lĩnh vực quan trọng. Thứ nhất, cụ thể hoá loại dữ liệu được chia sẻ, ranh giới chia sẻ và hình thức chấp thuận của người dùng, khuyến khích khả năng tương tác giữa các khung cơ sở kỹ thuật số.
Thứ hai, đặt ra những quy định về trách nhiệm trung gian trên internet một cách cân bằng, trong đó lưu ý đến quy định trách nhiệm của nền tảng đối với nội dung được phân phối qua các nền tảng internet.
Cuối cùng, chuyên gia này nhấn mạnh, cần giảm bớt những yêu cầu nghiêm ngặt về việc thiết lập cơ sở lưu trữ dữ liệu ở địa phương; xem xét giảm thuế cho mặt hàng công nghệ thông tin; giảm bớt những hạn chế về đầu tư nước ngoài, chính sách cạnh tranh và luồng dữ liệu xuyên biên giới.
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, cũng khẳng định Việt Nam đã và đang thu về được giá trị đáng kể từ thương mại trên nền tảng số, nhưng giá trị này trong tương lại còn có thể cao hơn nhiều lần.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.