Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch lạc quan về kinh tế Trung Quốc

07/04/2016 07:27 GMT+7

Khác với hai công ty xếp hạng tín nhiệm lớn là Standard & Poor’s và Moody’s, hãng Fitch tích cực hơn khi nhìn về triển vọng kinh tế Trung Quốc.

Khác với hai công ty xếp hạng tín nhiệm lớn là Standard & Poor’s và Moody’s, hãng Fitch tích cực hơn khi nhìn về triển vọng kinh tế Trung Quốc.

Fitch là cơ quan duy nhất trong các hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín thế giới lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc - Ảnh: AFPFitch là cơ quan duy nhất trong các hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín thế giới lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc - Ảnh: AFP

Theo Channel NewsAsia, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch trong bộ ba các công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới mới đây cho hay kinh tế Trung Quốc sẽ không rơi vào tình trạng “hạ cánh cứng”, ngay cả khi có các lỗ hổng cấu trúc như mức nợ cao không giảm.

“Fitch Ratings tin tưởng rằng Trung Quốc có các nguồn lực tài chính và hành chính để tránh sự suy giảm đến mức tăng trưởng rớt xuống cận 0 trong vòng hai năm”, báo cáo có tựa đề “Những gì nhà đầu tư muốn biết: Trung Quốc” của Fitch viết. Hãng này dự báo Đại lục tăng trưởng từ 6% đến 6,5% trong năm 2016, 2017, thấp hơn so với mục tiêu tăng trưởng chính thức được giới chức Trung Quốc đặt ra là khoảng 6,5% đến 7% trong năm nay.

Không như Standard & Poor’s và Moody’s, hai cơ quan xếp hạng tín dụng uy tín đã hạ xếp hạng tín dụng của Trung Quốc trong tháng trước, Fitch vẫn giữ mức ổn định cho triển vọng kinh tế Đại lục. Cơ quan này vẫn cho biết kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng đòn bẩy đáng kể từ thời khủng hoảng tài chính năm 2008, song nói thêm rằng hệ thống tài chính nước này có khả năng chống lại những bất ổn.

Đồng ý kiến với hãng Fitch, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc Yao Wei thuộc ngân hàng Societe Generale cho biết sức khỏe kinh tế Đại lục sẽ “tương đối ổn định” trong những tháng tới vì ba cải thiện tích cực. Thứ nhất, nhân dân tệ đã khá ổn định trong thời gian gần đây do việc đô la Mỹ giảm giá và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) thắt chặt kiểm soát vốn đã xoa dịu nhiều lo ngại. Thứ nhì, thị trường bất động sản nước này đang phục hồi và thứ ba là việc gia tăng chi tiêu của Bắc Kinh hồi đầu năm 2016 đã và đang hỗ trợ kinh tế Đại lục.

Dù vậy, bà Yao vẫn lưu ý đến núi nợ khổng lồ ở Trung Quốc, đặc biệt là nợ trong các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, tình trạng thừa cung ở các thành phố nhỏ và những biện pháp thắt chặt gần đây cũng có thể giảm bớt đà phục hồi trong thị trường bất động sản. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.